0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

6 điều cần biết trước khi theo Marketing ngành Dược phẩm

Ảnh hồ sơ
Đỗ Thị Khánh Huyền
04/11/2022

Marketing ngành Dược phẩm là sự kết hợp giữa hai kiến thức marketing, PR truyền thông với kiến thức về lĩnh vực dược phẩm như bệnh học, cơ chế tác dụng và tâm lý của người bệnh. Người muốn làm marketing dược thì phải có cả 2 yếu tố này như điều kiện cần và đủ. Cùng MPG Academy tìm hiểu 6 điều bạn cần phải biết trước khi bước chân vào ngành marketing Dược!

1. Marketing ngành Dược phẩm: lấy sản phẩm làm gốc 

Dược phẩm là một ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe tính mạng của con người, chính vì vậy người làm marketing cần phải có kiến thức chuyên môn về sản phẩm. Nếu bạn là tay ngang thì chí ít bạn cũng phải được đào tạo qua và hiểu kỹ bệnh học cũng như thông tin sản phẩm. 

Đây là yếu tố gốc rễ để bạn đưa ra chiến lược truyền thông cho nhãn hàng. Khi khách hàng tin tưởng bạn và sản phẩm, nó sẽ tạo bước đà cho chiến lược đạt hiệu quả, thành công và bền vững. Ngoài ra điều đó còn còn thể hiện trách nhiệm của bạn với khách hàng, với nghề mà bạn chọn.

2. Tiếp thị Dược phẩm lấy người bệnh là trung tâm 

Với các ngành khác không phải Dược phẩm, khách hàng là trung tâm. Tương tự vậy, với ngành Dược phẩm, người bệnh là trung tâm.

Người làm marketing Dược cần xây dựng các kế hoạch Marketing để có thể tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân với nhãn hàng; tôn trọng lắng nghe phản ánh, bức xúc của người bệnh. Ngoài ra cần luôn luôn cập nhật các phương thức thu thập thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm như hòm thư, tin nhắn, điện thoại…

Khi chúng ta hiểu được tâm lý khách hàng, tạo ra giá trị cho họ thì chúng ta sẽ thuyết phục được họ.

3. Sáng tạo trong khuôn khổ 

Marketing ngành Dược phẩm khác marketing các ngành khác ở chỗ: với ngành kinh doanh thông thường thì marketing được phép thỏa sức sáng tạo, càng vượt xa khuôn khổ càng tốt. Còn marketing Dược lại bị bó buộc rất nhiều trong quy định của Luật dược, đạo đức và quy chuẩn quảng cáo. 

Người làm marketing dược cần phải biết “luật bất thành văn” này để có thể vừa sáng tạo ra những câu chuyện, content hay, lại vừa đảm bảo tuân thủ đúng Luật pháp.  

4. Ngôn ngữ truyền thông là chìa khóa “vàng” trong marketing dược phẩm 

Đặc thù của content ngành dược đó là tính chính xác, khoa học. Tuy nhiên content như vậy thường khô khan và nặng về kiến thức chuyên môn, khách hàng sẽ khó tiếp thu và theo dõi thông tin. Người làm content dược cần truyền tải thông điệp bằng ngôn ngữ giàu cảm xúc, lồng ghép trong các câu chuyện để dễ dàng lấy được thiện cảm của khách hàng mà vẫn phải đảm bảo đúng luật. Một khi sản phẩm chạm đến trái tim của người bệnh, nhãn hàng mới tồn tại lâu trong tâm trí của họ và nhận được sự ủng hộ lâu dài. 

Để có được content dược hiệu quả, các bạn có thể tham khảo 

100 tài liệu sau: https://mpg.edu.vn/100-tai-lieu-content-marketing-duoc-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau/ 

Bí quyết viết content dược hiệu quả:

https://mpg.edu.vn/3-yeu-to-de-viet-content-duoc-pham-thoi-mien-khach-hang/

https://mpg.edu.vn/03-ky-nang-mo-rong-chu-de-viet/

5. Marketing ngành Dược phẩm cần hướng vào cảm xúc và trái tim người tiêu dùng

Ngày nay các nhãn hàng đang có xu hướng thực hiện marketing cảm xúc (Emotion marketing). Việc quảng cáo xoay quanh tính an toàn và “chữa được bệnh” không thể chạm đến nhiều đối tượng khách hàng như mong muốn. Các hoạt động marketing nên đánh vào các cảm xúc hạnh phúc, vui, buồn, phẫn nộ hay sợ hãi để khơi gợi phản ứng của người tiêu dùng. Từ đó sẽ thúc đẩy hành động.

Chính vì vậy trong marketing ngành dược, câu nói triết lý mà các nhãn hàng luôn đề cao là “đừng bán thuốc hãy bán hy vong”. Cái bệnh nhân muốn không đơn giản là chữa bệnh, mà còn là hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Chiến dịch “CurmaGold – Thấu hiểu sẻ chia” và CurmaGold Care cùng với MV Khúc ca yêu đời là một ví dụ đã vận dụng tốt triết lý này. Chiến dịch vượt ra khỏi giới hạn của một nhãn hàng, trở thành biểu tượng cho sức mạnh, ý chí và tấm lòng nhân ái, sẻ chia của con người Việt Nam.

 

 MV Khúc ca yêu cuộc đời

Để tìm hiểu rõ hơn chiến dịch trên, các bạn có thể tìm đọc trong cuốn Marketing Dược: Zero to Hero do chính người lên chiến lược làm tác giả viết. 

6. Chiến lược marketing ngành Dược phải “mưa dầm thấm lâu”

Đối với các ngành khác, marketing thường lên chiến dịch theo mùa hoặc bắt trend nhằm “đánh nhanh thắng nhanh”. Ngành Dược thì lại cần “mưa dầm thấm lâu” với các chiến dịch dài hạn. 

Bởi vì, ngành Dược kinh doanh các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Để lấy được lòng tin của khách hàng, điểm mấu chốt là phải xây dựng được độ uy tín, hình ảnh thương hiệu. Chính vì vậy các chiến dịch khó có thể tạo ra nhanh chóng được.

Là một ngành dịch vụ đặc biệt cung cấp sản phẩm dùng để chữa bệnh, và chịu sự quản lý chặt chẽ của nhiều cơ quan có thẩm quyền. Các bạn cần nằm lòng những kiến thức trên để không bị bỡ ngỡ khi bước chân vào Marketing ngành Dược phẩm. Hy vọng những thông tin trên có ích đối với bạn!

Tham khảo các khóa học Marketing Dược tại Học viện Marketing & Sales Y Dược MPG

Khóa học Content Marketing Dược: https://mpg.edu.vn/khoa-hoc/content-duoc-vu-khi-chiem-giu-trai-tim-khach-hang/ 

Cùng chuyên mục