0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Quảng cáo thuốc như nào cho đúng?

Ảnh hồ sơ
Hiền Ng
17/12/2021

1. Quảng cáo thuốc là gì? 

Quảng cáo thuốc là hoạt động giới thiệu thuốc do đơn vị kinh doanh thuốc trực tiếp tiến hành hoặc phối hợp, hoặc tài trợ, uỷ quyền cho một đơn vị khác tiến hành để thúc đẩy việc kê đơn, cung ứng, bán và/hoặc sử dụng thuốc trên cơ sở sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

2. Điều kiện đối với quảng cáo thuốc

Theo Điều 79 Luật Dược 2016 điều kiện quảng cáo thuốc:

  • Thuộc Danh mục thuốc không kê đơn.
  • Không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Giấy đăng ký lưu hành thuốc còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam.

3. Nội dung quy định quảng cáo thuốc.

(Điều 125 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược)

Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu sau đây:

  • Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành được Bộ Y tế phê duyệt.
  • Chuyên luận về thuốc ghi trong Dược thư Quốc gia Việt Nam.
  • Tài liệu, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến thuốc do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

Nội dung quảng cáo phải có các thông tin bắt buộc sau:

  • Tên thuốc.
  • Thành phần dược chất hoặc dược liệu ghi trong tờ HDSD đã được phê duyệt. Đối với dược liệu phải viết tên tiếng Việt, trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi tên Latin.
  • Chỉ định.
  • Cách dùng.
  • Liều dùng.
  • Chống chỉ định, khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt.
  • Thận trọng và điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc.
  • Tác dụng phụ và phản ứng có hại.
  • Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc.
  • Lời dặn “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
  • Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của Bộ Y tế.

Ngoài ra, đối với những nội dung quảng cáo gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào.

Nội dung quảng cáo thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.

4. Thủ tục về quy định quảng cáo thuốc.

Chuẩn bị hồ sơ: Cơ sở đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Nộp hồ sơ: Nộp tại Bộ Y tế.

5. Những hành vi quảng cáo bị nghiêm cấm

Theo Điều 6 Luật dược 2016

Những hành vi quảng cáo bị nghiêm cấm:

  • Quảng cáo thuốc khi chưa được xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận.
  • Sử dụng chứng nhận chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn để quảng cáo thuốc.
  • Sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc.

6. Các vi phạm về quảng cáo thuốc sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 68 Luật Dược 2016 Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc bị xử phạt:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 VNĐ đối với hành vi:
    • Không gửi văn bản thông báo kèm giấy tiếp nhận và nội dung quảng cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi quảng cáo  trên đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình địa phương.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ đối với một trong các hành vi sau đây:
    • Không đọc rõ ràng tên thuốc, tên hoạt chất và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình.
    • Không thể hiện đầy đủ tên thuốc, tên hoạt chất, tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” đối với quảng cáo trên phương tiện ngoài trời.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ đối với một trong các hành vi sau đây:
    • Quảng cáo không đúng với nội dung đã đăng ký
    • Quảng cáo đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định
    • Quảng cáo theo tài liệu thông tin quảng cáo đã đăng ký hết giá trị
    • Quảng cáo khi chưa nộp hồ sơ đăng ký quảng cáo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    • Quảng cáo chưa được cấp số đăng ký hoặc số đăng ký hết hiệu lực.
    • Quảng cáo có nội dung không phù hợp với Giấy phép lưu hành tại Việt Nam hoặc tờ HDSD 
    • Quảng cáo thiếu một trong các tài liệu sau: tên thuốc; tên hoạt chất; chỉ định, trừ một số trường hợp; chống chỉ định hoặc khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 VNĐ đối với một trong các hành vi sau đây:
    • Quảng cáo thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
    • Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các chương trình phát thanh, truyền hình ư.
    • Quảng cáo sử dụng một trong các thông tin, hình ảnh sau: hình ảnh người bệnh; sơ đồ tác dụng của thuốc mà chưa được nghiên cứu, đánh giá; hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc.

Đọc thêm: Những lỗi quảng cáo Facebook hay gặp phải trong ngành Sức Khỏe-Làm Đẹp

Cùng chuyên mục