0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Mô hình Content Marketing 3Hs – Hiệu quả bậc nhất giới Content

Ảnh hồ sơ
Nguyễn Thục Anh
24/06/2023

Mô hình 3Hs (Hero – Hub – Help) đã nổi danh từ lâu trong giới Marketing. Và rằng, không ít những chiến lươc Content Marketing thành công đã được tạo ra từ đây. Lý do gì khiến mô hình Content Marketing 3Hs trở thành mô hình hiệu quả bậc nhất của giới content? Hãy cùng MPG Academy tìm hiểu kỹ hơn ngay lúc này. 

Mô hình Content 3Hs

Mô hình Content 3Hs

Mô hình content marketing 3Hs (Hero – Hub – Help) là gì?

Content Hub là mô hình hỗ trợ các Content Creator sắp xếp xoay quanh một chủ đề cụ thể. Mô hình đem lại những lợi ích SEO đáng kể khi tạo một trung tâm nội dung, bao gồm nhiều liên kết ngoài, lưu lượng tìm kiếm và khách hàng tiềm năng hơn. Nhờ vào đó, các Contetn Creator tăng cường trust và một thương hiệu mạnh hơn.

Mô hình này bao gồm 3 yếu tố:

  • Hero Content – Người hùng trong mắt khách hàng, bộ mặt của thương hiệu:

Đây chính là nội dung đem lại cho nhãn hàng nhiều lượt quan tâm nhất, lan truyền nhanh nhất và sở hữu thông điệp cô đọng và sâu sắc. Loại content này đem lại cho công ty một lượng khán giả hùng hậu. Từ đó, nhận thức về thương hiệu của mọi khách hàng được nâng cao trong thời gian ngắn.  Một trong những loại Hero Content tốt nhất chính là Viral Video. Bởi lẽ, hình thức video có độ lan toả mạnh mẽ cũng như dễ dàng chia sẻ trên các platform.

Những viral video như “Đi để trở về” hay “Lạc Trôi” của Bitis Hunter là ví dụ điển hình cho dạng Content này.

Ví dụ cho Content Hero của mô hình Content Marketing 3Hs: Video Viral

Ví dụ cho Content Hero: Video Viral

Ngoài ra các kênh như là KOLs, Influencer cũng được coi là những Hero Content nhờ vào tính lan truyền cao. Đó là do mỗi KOLs, Influencer đều có một cộng đồng riêng của mình. Điều đó giúp thông điệp được gửi tới người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn.

Nhiều người khao khát tạo được Hero content thú vị và thường sẽ chỉ tập trung vào đó rồi bỏ quên 2 dạng content kia. Tuy nhiên, mô hình 3Hs là sự kết hợp của 3 dạng content. Vì vậy, chỉ một dạng content được triển khai yếu hơn 2 dạng còn lại, toàn bộ mô hình cũng có thể đem lại kết quả không như ý.

  • Hub Content – “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”:

Trái ngược với content Hero – luôn tạo được cho người tiêu dùng ấn tượng mạnh, khó phai, content Hub thân thuộc và xuất hiện thường xuyên trước mắt độc giả. Hero Content luôn là một người hùng đáng ngưỡng mộ. Trong khi đó, Hub Content lại tạo cho khách hàng mối quan hệ thân thuộc như người quen họ gặp hàng ngày. Bởi lẽ, Content Hub chính là những quảng cáo được phát đi phát lại ngày này qua tháng khác trên TV vào mỗi giờ cơm. Đó cũng chính là những content quảng cáo thường thấy nhất mỗi khi bạn lướt Tiktok, Instagram, Facebook,…

Hub Content đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lượt người xem quay trở lại xem tiếp. Đúng như tên gọi của nó, ‘Hub’ có nghĩa là ‘trung tâm’. Nó là đích đến cuối cùng mà các loại content khác như Hero hay Hygiene có nhiệm vụ phải dẫn người xem đến.

Hub Content nhắm đến một phân khúc khách hàng cực kì cụ thể. Bởi lẽ mục đích của loại content này là “làm ra tiền” cho thương hiệu. Hub content luôn khuyến khích được những người xem website mua hàng. Từ đó, tiếp tục lôi kéo họ trở lại để mua nhiều hàng hơn. Ở giai đoạn này, sự chú ý của khách hàng sẽ dần trở thành thiện cảm trừ khi dịch vụ thanh toán và hậu mãi của thương hiệu không mang lại lơi ích tốt cho họ.

Một ví dụ điển hình cho một Hub Content thành công chính là chuỗi video quảng cáo của Vinamilk.

Để tăng sự quay lại từ người tiêu dùng cũng như duy trì sự quan tâm của mẹ và bé, Vinamilk đã phát triển các chuỗi video như: series video “Nhạc thiếu nhi” và series “Trang trại Vinamilk”. Khi nội dung hub thu hút lượng người theo dõi cao hơn, Vinamilk giảm ngân sách quảng cáo cho các series này.

Content Hub đến từ Vinamik

Content Hub đến từ Vinamik

  • Help Content – Khi mối quan hệ được đẩy lên một tầm cao mới:

Một mối quan hệ tốt đẹp chẳng thể trở nên đáng nhớ và thân thiết nếu thiếu đi sự hỗ trợ nhau. Và thế là, Help Content ra đời sau khi Hub Content đã tạo được cho thương hiệu hàng trăm, hàng nghìn mối quan hệ tốt đẹp với khách. Các content hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩm của thương hiệu được ra đời. Nó như một cách để củng cố, phát triển thêm mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng.

Chính vì thế nên vai trò chính của Help Content đơn giản là trả lời các câu hỏi. Cụ thể là những câu hỏi khách hàng của bạn có khuynh hướng hỏi. Ví dụ điển hình như bài hướng dẫn sử dụng, tư vấn cách dùng, định nghĩa. Từ đó người đọc có thêm hiểu biết và quan tâm đến lĩnh vực của nhãn hàng hơn. Thêm vào đó, dẫn dắt người đọc trở lại về Hub Content nơi những quyết định mua hàng xuất phát. Vì lý do này, phương thức truyền tải Help Content thường được sử dụng là những bài viết SEO hoặc những video review sản phẩm.

Một ví dụ điển hình cho một Help Content thành công chính là những video review laptop Macbook.

Những video này không chỉ tập trung nói về những điểm mạnh của sản phẩm này. Hơn thế nữa, nó nói về điểm yếu của sản phẩm cũng như hướng dẫn sử dụng. Qua cảm nhận của các reviewer, người dùng biết được mình nên sử dụng chiếc laptop như thế nào.

Content Help: Review laptop Macbook

Content Help: Review laptop Macbook

Xác định trung tâm nội dung – Bước đầu tiên cần làm khi xây dựng mô hình 3Hs

Để mô hình 3Hs làm việc hiệu quả, xác định trung tâm nội dung là điều tối quan trọng.

Bước1: Phân tích chủ đề cho các trang trung tâm nội dung

Bạn phải bắt đầu bằng việc hiểu rằng các chủ đề khác nhau sẽ có trong trung tâm. Chìa khóa ở đây là mỗi chủ đề phải đủ rộng để bao gồm nhiều chủ đề phụ. Tuy nhiên, các chủ đề này không rộng đến mức một người phải nhấp qua nhiều trang. Mục đích là tạo ra một cấu trúc nơi mọi trang có thể được tìm thấy dễ dàng chỉ với một vài cú nhấp chuột.

Bước 2: Phân loại các chủ đề phụ có liên quan

Sau khi xác định các chủ đề khác nhau mà bạn sẽ đề cập, bạn cần vạch ra các chủ đề phụ khác nhau.

Một số cách đơn giản để làm điều này bao gồm:

  • Nhập một chủ đề vào một công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs. Tiếp theo, bạn cần xem xét các từ khóa và chủ đề có liên quan
  • Nhập một chủ đề vào Google, sau đó xem các tìm kiếm và câu hỏi liên quan
  • Nhập một chủ đề vào Answer The Public. Sau đó, bạn cần phân tích dữ liệu liên quan mà nó trả về
  • Khám phá dữ liệu khảo sát khách hàng
  • Kiểm tra với nhóm bán hàng và hỗ trợ của bạn. Bạn cần làm vậy để hiểu các chủ đề mà khách hàng thường đưa ra
  • Khi bạn nghiên cứu các chủ đề phụ của mình, chú ý đến lượng tìm kiếm cho từng chủ đề. Nếu âm lượng không đủ lớn, bạn có thể kết hợp nó với các chủ đề phụ khác.

Bước 3: Cấu trúc và thiết kế trung tâm cho trải nghiệm người dùng cao cấp

Như chúng tôi đã lưu ý, trải nghiệm người dùng là chìa khóa quan trọng khi làm trung tâm nội dung. Để thực sự mang lại lợi ích cho khách tiếp cận nội dung của bạn, trung tâm nội dung cần được thiết kế sao cho dễ hiểu và điều hướng. Qua đó, mọi người dễ dàng tìm thấy chính xác những gì họ đang tìm kiếm bằng chính content của bạn.

Bước 4: Chọn loại giao diện trình bày

Có nhiều bộ phận chuyển động khác nhau liên quan đến việc sản xuất, xuất bản và quảng bá trung tâm nội dung kỹ thuật số của bạn. Rất may, có nhiều nền tảng công nghệ khác nhau có thể giúp quản lý từng bước dễ dàng hơn.

Các bước xây dựng mô hình Content 3Hs:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu
  • Bước 2: Hiểu đối tượng của Bạn và cơ chế hoạt động
  • Bước 3: Kiểm tra nội dung hiện có
  • Bước 4: Xác định cấu trúc
  • Bước 5: Hình thành
  • Bước 6: Tạo một lộ trình nội dung và hệ thống quản lý
  • Bước 7: Xây dựng content tốt và tối ưu hóa
  • Bước 8: Khuyến khích
  • Bước 9: Đo lường và cải thiện

Cùng chuyên mục