7 kinh nghiệm mở nhà thuốc dành cho người bắt đầu

Ảnh hồ sơ
Đỗ Thị Khánh Huyền
22/08/2022

 

Mở nhà thuốc cho riêng mình có lẽ là các ước mơ ấp ủ của mỗi Dược sĩ khi ra trường. Vậy mở nhà thuốc cần những điều kiện và thủ tục nào? Những kinh nghiệm mở nhà thuốc cho người mới bắt đầu sẽ được sẻ ở bài viết dưới đây.

1. Các điều kiện và các giấy tờ cần thiết mở nhà thuốc

Thủ tục, giấy tờ là việc quan trọng đầu tiên khi mở nhà thuốc. Theo đó, các giấy tờ mà bạn cần phải chuẩn bị đó là:

  • Chứng chỉ hành nghề Y do Sở Y tế cấp: Đối với bằng Dược sĩ thì bạn phải đủ 5 thâm niên 5 năm hành nghề. Trong trường hợp chưa đủ 5 năm thì bạn có thể thuê bằng và nhờ họ đứng tên.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban Nhân dân cấp.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề để mở nhà thuốc GPP, thông thường thì 3 năm sẽ xét lại một lần.

Để hiểu rõ hơn về quy trình và thủ tục khi mở nhà thuốc, bạn có thể tham khảo những anh chị đã mở nhà thuốc trước đó. Điều này sẽ giúp bạn biết nên tới đâu, gặp ai, chi phí bao nhiêu,… để chủ động và tiết kiệm thời gian hơn khi tìm hiểu. 

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề để mở nhà thuốc GPP

2. Chi phí để mở nhà thuốc

Thông thường, bạn sẽ cần tối thiểu 150-200 triệu để bắt đầu mở nhà thuốc. Số vốn ban đầu này sẽ đảm bảo cho bạn đạt đủ điều kiện để mở nhà thuốc như tiền thuốc, các trang thiết bị cần thiết, lương nhân viên,… Trong đó, có một số chi phí như:

  • Chi phí GPP: Chi phí để cấp giấy GPP ở hầu hết địa phương là 1 triệu đồng. Để thẩm định GPP thành công cho nhà thuốc, bạn sẽ cần khoảng 10 triệu đồng.
  • Chi phí thuê mặt bằng: Giá thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào từng địa điểm, khu vực. Chi phí mặt bằng ở các tỉnh lẻ sẽ rơi vào khoảng từ 3 đến 5 triệu. Đối với những bạn có ý định thuê phòng thuốc tại các thành phố lớn thì chi phí thuê mặt bằng sẽ cao hơn. Cụ thể, chi phí thuê mặt bằng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có thể lên đến 15 đến 20 triệu cho khu vực đông dân cư. Khu vực ngoại thành, chi phí thuê mặt bằng có thể ở khoảng 5-7 triệu đồng.
  • Chi phí thuê nhân viên: Khi mới mở nhà thuốc, bạn cần lên kế hoạch nhân sự cụ thể. Theo đó, bạn cần cân nhắc số lượng nhân viên, chế độ đãi ngộ.  Thông thường, mức lương của một nhân viên bán 
  • Chi phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị: Một trong những chi phí khá lớn mà bạn phải đầu tư khi mở nhà thuốc là trang thiết bị, cơ sở vật chất như tủ, kệ, giá,… Với yêu cầu chặt chẽ từ Cục quản lý dược, các bạn cũng nên đầu tư vào các thiết bị khác như phần mềm quản lý bán hàng, máy tính kết nối mạng, điều hòa, tủ lạnh bảo quản, nhiệt kế,… Nhìn chung tổng chi phí để có thể đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất rơi vào khoảng 50 triệu. 
  • Chi phí thuốc: là chi phí lớn nhất và tính được theo giá nhập vào theo sổ sách cho tất cả các loại thuốc đang được bán. Việc này cần kiểm kê với có con số chính xác.

Tổng chi phí ban đầu để mở nhà thuốc tối thiểu 150 – 200 triệu

3. Điều kiện về nơi kinh doanh nhà thuốc và trang thiết bị

3.1. Điều kiện về nơi bán thuốc

  • Diện tích cửa hàng: Diện tích cửa hàng phải đủ rộng phù hợp với quy mô kinh doanh thuốc Tây, diện tích mặt bằng tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15m2. Khi thuê mặt bằng thì bạn nên ưu tiên thuê ở những nơi đông dân cư, đường đi lại dễ dàng, dễ tìm.
  • Nên lựa chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ; đồng thời đáp ứng các yêu cầu về mua bán, và đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng quy chế dược hiện hành.
  • Trần nhà phải được bê tông hóa hoặc ít nhất phải có lớp trần chắc chắn để tránh nắng nóng, bụi từ mái nhà đồng thời tạo khoảng không chống nóng hoặc có điều hòa để thuốc luôn trong tình trạng được bảo quản tốt nhất.

3.2. Điều kiện về các trang thiết bị

Trang thiết bị cần cho một nhà thuốc bao gồm:

  • Đầy đủ tủ, quầy, khay đếm thuốc, túi đựng thuốc và trang thiết bị bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Ngoài ra cần có tủ hoặc ngăn tủ riêng để cất và chứa thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần theo quy định.
  • Thuốc phải bảo quản nơi khô, mát, tránh ánh sáng mặt trời và được bảo quản trong nhiệt độ phù hợp.
  • Nhà thuốc phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.

Ngoài những yêu cầu trên, thì bạn cũng cần phải chuẩn bị sổ sách ghi chép tên thuốc, nguồn gốc mua bán thuốc cũng như để theo dõi số lượng và khách mua bán thuốc.

Những người mua thuốc theo đơn đặc biệt là các loại thuốc độc, thuốc gây nghiện cần được tư vấn kỹ lưỡng. Tốt nhất bạn nên dùng một phần mềm quản lý nhà thuốc, quản lý bán hàng để lưu trữ toàn bộ thông tin.

4. Danh mục mặt hàng trong những ngày đầu

Vì mới đầu kinh doanh nên chi phí eo hẹp, để giảm bớt chi phí nhập hàng thì bạn nên nhập những mặt hàng phổ biến và cần thiết thôi. 

Bạn nên chia danh mục mặt hàng thành 2 loại là: 

  • Hàng phổ thông: Là loại hàng được dùng nhiều, phổ biến và rộng rãi nên bắt buộc phải nhập về để đáp ứng nhu cầu.
  • Hàng tư vấn: Là loại hàng cần được sự tư vấn về tính năng cũng như cách sử dụng. Loại hàng này không cần nhập nhiều, chủ yếu dựa vào tính hình khách hỏi thăm mà tính toán số lượng.

Sau khi mở nhà thuốc thì bạn nên cố gắng hoàn thiện danh mục mặt hàng bằng cách dặn dò nhân viên ghi lại những loại thuốc khách hàng hỏi mua mà mình không có để bổ sung. 

5. Cách tìm nguồn hàng uy tín khi mở nhà thuốc

Giá cả và chất lượng là hai yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Nếu bạn bán thuốc với liều dùng chất lượng, tác dụng nhanh nhưng giá cả phải chăng thì đương nhiên khách hàng sẽ tìm đến bạn nhiều hơn. 

Hiện nay các nhà thuốc thường nhập hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc qua tổng đại lý cấp 1 nhưng đa phần mỗi công ty dược đều có đội ngũ dược trình viên đến giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tiếp cho từng cửa hàng.

Ngoài ra, bạn có thể chủ động tìm kiếm nguồn hàng qua các hội nhóm, chợ thuốc. Hiện tại có rất nhiều chỗ nhập hàng, tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng tại các chợ bán thuốc tây sỉ vì rất dễ bị mua lầm thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Nên cẩn trọng khi nhập hàng tại các chợ thuốc

6. Lựa chọn nhân sự

Nếu không có quá nhiều kinh phí thì bạn có thể thuê những bạn dược sĩ mới tốt nghiệp từ cao đẳng, đại học thay vì những bạn có kinh nghiệm lâu năm. Tuy nhiên bạn sẽ mất thời gian để đào tạo.

Bên cạnh đó, thái độ giao tiếp của nhân viên cũng rất quan trọng. Cách nói chuyện của nhân viên phải nhẹ nhàng, cởi mở để khơi gợi khách hàng miêu tả đúng tình trạng bệnh, giúp chẩn đoán đúng bệnh và giữ chân khách hàng. 

Người bán thuốc cần phải có tâm và bán đúng liều đúng bệnh, đặc biệt nếu phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu nghiêm trọng thì nhắc nhở nên đi khám ở những tuyến cao hơn, tránh trường hợp tự mua tự chữa.

7. Marketing và chiến lược kinh doanh là điều cần thiết và duy trì

Ngày nay, bất cứ một doanh nghiệp hay cửa hàng nào cũng đều cần phải có hoạt động Marketing, nhà thuốc cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Để không bị thụt lùi và bị bỏ lại so với những đối thủ cạnh tranh thì bạn phải đổi mới và làm marketing liên tục. 

Để cửa hàng thuốc đi vào ổn định thì cần phải có chiến lược kinh doanh, chiến lược bán hàng hiệu quả. Phải xác định được phân khúc thị trường là người bình dân hay là người có thu nhập cao để nhập thuốc cũng như xây dựng phong cách phục vụ đúng với nhu cầu của họ.

Marketing Dược cho nhà thuốc

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, nên phải tìm hiểu kỹ đối thủ cạnh tranh kinh doanh loại thuốc gì, khả năng tài chính của họ ra sao và họ thực hiện chiến lược marketing gì.

Trên đây là 7 kinh nghiệm mở nhà thuốc cho người bắt đầu. Bên cạnh các kinh nghiệm trên, bạn có thể tham khảo thêm cuốn sách “Dịch chuyển trong ngành Dược, cơ hội nào cho bạn”. Được viết bởi bác sĩ Trương Thanh Sơn, đồng thời là nhà sáng lập thương hiệu Trung Sơn – hệ thống nhà thuốc lớn nhất vùng Mekong.

Với kinh nghiệm 20 năm trong nghề bán lẻ, tâm huyết với nghề, bác sĩ Sơn đã soạn thảo quyển sách mà tin chắc rằng mỗi dược sĩ khi mới bước vào nghề và những Dược sĩ đang hành nghề tại nhà thuốc đều cần phải đọc.

Tham khảo thêm thông tin cuốn sách TẠI ĐÂY 

 

Cùng chuyên mục