0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

6 Bước để lên kế hoạch truyền thông IMC tích hợp bài bản

Ảnh hồ sơ
Vân Anh
18/08/2021

Truyền thông Marketing tích hợp (IMC) là một khái niệm không còn mới đối với các Marketers cũng như các doanh nghiệp Dược trong những năm gần đây. Tuy nhiên, không phải Marketers nào cũng có thể nắm rõ được một quy trình chuẩn để lập kế hoạch IMC. Hãy cùng Học viện Marketing & Sales MPG tìm hiểu quy trình lập một kế hoạch truyền thông tích hợp (IMC Plan) qua bài viết dưới đây nhé!

1. Truyền thông tích hợp IMC là gì?

Theo Armstrong & Kotler 2005: IMC– Integrated Marketing Communication (truyền thông marketing tích hợp) là những hoạt động marketing có sự phối hợp và gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm truyền tải một thông điệp rõ ràng, có tính nhất quán, xuyên suốt và thuyết phục đến khách hàng mục tiêu về một doanh nghiệp hay những sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Đây là một sự kết hợp của các công cụ truyền thông Marketing có sự chọn lọc; kết hợp với nguồn nhân lực và tài lực trong một doanh nghiệp nhằm tác động với khách hàng mục tiêu với một mức chi phí hợp lý nhất.

imc

Truyền thông Marketing tích hợp là gì?

2. Quy trình lập kế hoạch truyền thông tích hợp

IMC dần dần thể hiện tầm quan trọng của mình trong mọi kế hoạch truyền thông, trở thành một yếu tố cốt lõi làm nên thành công cho các Marketing campaign tại các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, trong một thị trường đầy tính cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, công ty bạn cần phải truyền thông cái gì? Tích hợp như thế nào mới có thể đem lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp?

Sau đây là một quy trình chuẩn gồm 6 bước để lập kế hoạch Marketing tích hợp được đưa ra cho Marketers mà bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Xác định mục tiêu của kế hoạch truyền thông tích hợp

Xác định chính xác mục tiêu truyền thông sẽ là nền tảng vững chắc cho sự thành công của các chiến lược Marketing của mọi công ty. Nghĩa là bạn cần xác định được mục tiêu rõ ràng trước trước khi thực hiện bất cứ gì. Dĩ nhiên, lập kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp cũng không là một ngoại lệ. Việc này sẽ giúp tránh lãng phí thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp bạn.

Dưới đây là cách xác định mục tiêu cho bản kế hoạch IMC theo mô hình SMART

smart

Mô hình SMART xác định mục tiêu cho bản kế hoạch IMC

Mô hình SMART

  • Specific: cụ thể
  • Measurable: có thể đo lường được
  • Achievable: có thể đạt được
  • Realistic: thực tế
  • Timely: tập trung vào yếu tố thời gian

Những mục tiêu Marketing được xác định theo mô hình SMART sẽ giúp doanh nghiệp bạn có thể đo lường hiệu quả của một chiến dịch truyền thông tích hợp (IMC Plan). Bên cạnh đó, bạn còn có cơ sở để đánh giá kết quả của các hoạt động Marketing dựa trên các tiêu chí đã đề ra ban đầu. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý 2 tiêu chí rất quan trọng bắt buộc phải đáp ứng đó là “Achievable” và “Realistic”. Nếu mục tiêu của bạn đặt ra chưa thoả mãn 2 tiêu chí này thì hãy thật cẩn trọng trong việc thực hiện nó.

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của kế hoạch truyền thông tích hợp (IMC)

Xác định khách hàng mục tiêu là bước rất quan trọng

Xác định khách hàng mục tiêu là bước rất quan trọng

Đây là bước rất quan trọng bởi nếu sai đối tượng truyền thông của thương hiệu (target audience), mọi nỗ lực truyền thông sẽ trở nên vô ích. 

Target audience là nhóm người có những đặc điểm về nhân khẩu học phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang nhắm đến. Họ có thể là nhóm đối tượng online hay ngoài đời thực. 

Do đó, các công ty luôn cần phải nắm bắt các thói quen cũng như hành vi mua hàng cụ thể của các khách hàng mục tiêu. Quan trọng nhất là biết và đánh giá về khả năng chi trả và bỏ tiền ra mua các sản phẩm hay dịch vụ mà họ cần.

Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu chính sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc truyền tải thông điệp phù hợp; bằng cách phối hợp nhiều kênh truyền thông marketing thích hợp để tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và đưa ra những kế hoạch Marketing phù hợp để “chinh phục” trái tim của họ.

Để xác định chính xác Target audience, bạn có thể thử áp dụng một số nguyên tắc cơ bản trong Marketing dưới đây:

Dựa trên nghiên cứu, lý thuyết

  • Tiến hành thu thập số liệu và phân tích chúng trên một phạm vi khách nhất định. Lưu ý rằng số lượng tài liệu thu thập có liên quan phải đủ nhiều để đưa ra được các chỉ số chung và mang tính khách quan.
  • Nghiên cứu và phân tích đối thủ trực tiếp của doanh trong cùng lĩnh vực cũng sẽ là ý tưởng hay để bạn bắt đầu. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu về nhóm đối tượng khách hàng mà cả mình và đối thủ đang muốn nhắm đến.

Dựa trên yếu tố thực tiễn

  • Đi khảo sát thị trường
  • Quan sát thực tế hành vi của người tiêu dùng
  • Thử trải nghiệm cuộc sống của người tiêu dùng
  • Khảo sát thực tế thói quen truyền thông của khách hàng
  • Nghiên cứu và phân tích tâm lý của khách hàng về nhu cầu, mong muốn, và khát khao cũng như nỗi sợ hãi của người dùng khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ.

Bước 3: Insight

imc

Tìm được Insight nghĩa là “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng

Insight là những vấn đề, trăn trở, suy nghĩ thầm kín của khách hàng mục tiêu điển hình nhất hay còn gọi là sự thật ngầm hiểu. Việc tìm được Insight nghĩa bạn đang “gãi đúng chỗ ngứa” của họ. Điều này mang lại 3 lợi ích chủ yếu cho doanh nghiệp: 

  • Doanh nghiệp có thể xây dựng những thông điệp phù hợp hơn để truyền tải đến họ. 
  • Tận dụng tối đa truyền thông marketing tích hợp để truyền tải thông tin đó đến họ một cách hữu hiệu. 
  • Kích thích sự tò mò và mong muốn được trải nghiệm sản phẩm của khách hàng mục tiêu.

Mặc dù Insight mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng đừng quên là Insight sẽ không đúng với tất cả mọi người. Ngoài ra, tâm lý và hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi từng ngày. Do đó, việc xác định được Insight đòi hỏi các Marketers có một nền tảng kiến thức chắc chắn. Và họ cũng cần có một khả năng “cảm thụ” mạnh mẽ về những thông tin khách hàng đã thu thập được.

Một vài hướng dẫn để bạn có thể tìm ra Insight:

  • Collecting: thu nhập thông tin 
  • Connecting & Digging Deeper: kết nối và đào sâu
  • Crafting: sắp xếp thủ công

Bước 4: Big Idea 

Khi đã nắm được Insight nghĩa là Marketers đã nắm được các vấn đề của khách hàng mục tiêu. Nhiệm vụ tiếp theo của các Marketers là phải đưa ra được một ý tưởng phù hợp để giải quyết được các vấn đề đó hay còn gọi là Big idea.

Big Idea chính là trái tim của cả chiến dịch, định hướng cho mọi hoạt động triển khai truyền tải thông điệp và sẽ kéo dài xuyên suốt chiến dịch để đối tượng khách hàng có thể thực sự hiểu điều bạn muốn truyền tải.

3 lưu ý chính bạn cần phải lưu tâm về Big Idea:

  • Big Idea phải khả thi, phù hợp với ngân sách và có khả năng đạt mục tiêu của truyền thông marketing tích hợp. 
  • Big Idea phải xuất phát từ Customer Insight, nếu không thì không thể giải quyết được vấn đề của khách hàng. 
  • Big Idea cần thể hiện vai trò của thương hiệu của công ty một cách thật rõ ràng. Có như vậy thì mọi người mới biết, thích và nhớ về thương hiệu của doanh nghiệp.

Bước 5: Kế hoạch thực thi

IMC-la-gi

Kế hoạch thực thi IMC Plan

Để hiện thực hóa được Big Idea đến gần hơn với khách hàng thì bạn cần phải phát triển nó thành một bản kế hoạch chi tiết hơn. Để giúp bạn xác định các yếu tố cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch, bạn cần phải trả lời các các câu hỏi sau:

  • Thời gian, chi phí, ngân sách dành cho từng giai đoạn cụ thể là như nào?
  • Các hoạt động chính hay còn được gọi là key hook và hoạt động truyền thông chủ đạo còn được nhắc đến với cái tên key message là gì?
  • Đâu là những hoạt động bổ trợ cho từng giai đoạn?

Trả lời đầy đủ những câu hỏi mang tính định hướng trên sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp chi tiết và rõ ràng.

Tuy nhiên, không phải kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp nào cũng phải theo chuẩn mực 3 giai đoạn. Cụ thể, từ Trigger qua Engagement và đến Amplified; do người tiêu dùng ngày nay càng bận rộn, hiếm khi nào họ có thể hiện diện đủ ở cả 3 phases. Do đó, họ khó mà có thể nắm bắt thông tin cũng như hiểu được thông điệp chính của cả chiến dịch. 

Từ những thách thức trên, một xu hướng Marketing mới đã được áp dụng. Đó chính là đầu tư toàn bộ và xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp từ một đến hai giai đoạn thật “chất” nhưng sẽ “viral” nhất. Đây được xem là một chiến lược cực kì hữu hiệu và thông minh.

Bước 6: Đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch

Đánh giá hiệu quả của chiến dịch IMC

Đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch

Bước cuối cùng, rất quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp lại bỏ qua, đó là Measurement- đánh giá hiệu quả của chiến dịch.

Nội dung đánh giá cơ bản bao gồm:

  • Chiến dịch có tác động như thế nào về mặt tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp? 
  • Khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng mục tiêu
  • Phản hồi từ khách hàng (bao gồm tích cực lẫn tiêu cực)
  • Mức độ lan tỏa và nhận biết chiến dịch đối với khách hàng
  • Khả năng nhớ và sự hiểu biết thông điệp truyền thông
  • Hành vi mua hàng của khách hàng có tác động như thế nào bởi chiến dịch truyền thông marketing tích hợp?

Ngoài ra, bạn cũng cần phải đánh giá các hoạt động truyền thông của đối thủ trong giai đoạn doanh nghiệp bạn đang thực hiện kế hoạch IMC. Bạn có thể đánh giá dựa trên chỉ số SOV/ SOI. Để từ đó rút ra những bài học và có sự điều chỉnh cho các hoạt động tiếp theo.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn Marketers trẻ hiểu hơn về cách lập kế hoạch truyền thông tích hợp (IMC) một cách logic. Hãy tham gia khóa học “LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG TÍCH HỢP IMC NGÀNH DƯỢC” để hiểu rõ hơn nhé!

banner-IMC

Tham khảo thông tin khóa học tại đây

Cùng chuyên mục