0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

07 Sai lầm thường gặp với email marketing ngành Dược

Ảnh hồ sơ
Hiền Ng
15/02/2022

Email marketing trong ngành Dược là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung về thông tin/bán hàng/tiếp thị/giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mà mình mong muốn. Mỗi email được gửi đến khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại có thể coi là email marketing.

Email marketing là hình thức Marketing hiệu quả và không tốn quá nhiều chi phí cũng như nhân lực, tuy nhiên để để đạt hiệu quả cao không phải ai cũng biết. Cùng học viện tham khảo các lỗi sai thường gặp qua bài viết này nhé!

1. Tiêu đề dài dòng và tẻ nhạt

Tiêu đề email nên có nội dung ngắn gọn, súc tích và có độ dài tối đa 45 ký tự (tính cả khoảng trắng). Liệt kê những mục tiêu bạn muốn có trong tiêu đề và viết theo các mục tiêu đó để gia tăng tỷ lệ nhấp chuột.

Đọc thêm: Content dược phẩm: Viết sao cho “chất lượng”?

2. Không gửi đúng đối tượng mục tiêu

Email được gửi tới đúng đối tượng, đó chính là chìa khóa thành công cho bất kỳ chiến dịch email marketing nào. Để đưa ra được đối tượng chính xác, bạn có thể phân tích các dữ liệu dựa trên: lịch sử mua hàng, danh mục hàng hóa hoặc sở thích mua sắm của khách hàng.

3. Email không hiển thị được trên thiết bị di động

Càng ngày mọi người càng không sử dụng các thiết bị di động để xem và trả lời email nhiều hơn. Do vậy, hãy chắc chắn rằng email của bạn cũng được tối ưu hiển thị trên những thiết bị này.

email-marketing-tren-mobile

Tránh lỗi Email không hiển thị được trên thiết bị di động

4. Thiếu link bỏ theo dõi

Nếu bạn bỏ quên link “Unsubscribe” thì bạn đã vô tình “giúp” email của bạn bị đánh dấu là nội dung spam.

5. Địa chỉ email không rõ ràng

Kháng hàng sẽ nhìn vào tên người gửi trước khi quyết định có mở email đó hay không. Vì thế, bạn nên lập địa chỉ email trông thật chuyên nghiệp để tăng khả năng click vào email từ khách hàng.

6. Thừa thãi dấu câu

Lựa chọn cách viết tiêu đề với nhiều dấu câu lặp lại liên tiếp (ví dụ: ??? hay !!!) nhằm gây sự chú ý cho người đọc mà không hề biết rằng, điều này gây sự chú ý cho cả những công cụ lọc email spam.

Đọc thêm: 5 bước cần làm trước khi bắt tay vào viết nội dung content dược

7. Không kiểm tra hiệu quả

Những báo cáo từ công cụ cho phép bạn xác định được hiệu quả email đã gửi. Từ đó, loại bỏ những kiểu email không tốt và tăng chất lượng email trong các chiến dịch tiếp theo. Ngoài ra, bạn còn có thể biết được những nội dung mà khách hàng của mình quan tâm dựa trên hành động click vào các email.

Cùng chuyên mục