0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Quản lý nhãn dược phẩm hay Giám đốc nhãn (BM) làm gì? Thu nhập bao nhiêu?

Ảnh hồ sơ
Hiền Ng
10/01/2022

Quản lý nhãn dược phẩm hay Giám đốc nhãn là một trong những nấc thang trong nghề Marketing Dược mà nhiều bạn muốn vươn tới. Cùng học viện MPG tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Quản lý nhãn dược phẩm là gì?

Quản lý nhãn dược phẩm là một công việc không còn mới trong ngành Dược phẩm những năm gần đây. Về bản chất, đây là công việc mà một người cần chịu trách nhiệm một nhãn hàng hoặc nhiều nhãn khác nhau. Quản lý nhãn thường được trợ lý nhãn (ABM) hỗ trợ, giúp phát triển nhãn.

2. Giám đốc nhãn hàng (BM) là gì?

Giám đốc nhãn hàng được coi là người chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh cho nhãn hàng, bằng việc phân tích insight của khách hàng mục tiêu và xây dựng chiến lược thương hiệu cho nhãn hàng.

quan-ly-nhan-duoc-pham

Giám đốc nhãn dược phẩm cần sự khéo léo khi giao tiếp

3. Công việc của quản lý nhãn dược phẩm ra sao

Công việc quản lý nhãn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, sự am hiểu về thị trường Dược phẩm, kiến thức Marketing và xây dựng thương hiệu bài bản, hiểu biết về các nền tảng quảng cáo, sử dụng thành thạo các công cụ truyền thông. Vì vậy, yêu cầu nhân sự vị trí này thường phải tốt nghiệp Đại học Dược hoặc cử nhân ngành Marketing đã có 2-3 năm kinh nghiệm làm trong ngành Dược.

4. Giám đốc nhãn hàng là làm gì?

BM đóng vai trò quyết định thành bại của một nhãn hàng trên thị trường. Công việc của BM là xây dựng và triển khai chiến lược Marketing, quản lý ngân sách của nhãn hàng phụ trách, lập kế hoạch marketing bao gồm kế hoạch sản phẩm, giá, kênh phân phối và truyền thông cho nhãn hàng. Ngoài ra vị trí này còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá hiệu quả các chương trình truyền thông, marketing, xây dựng ý tưởng phát triển sản phẩm mới, tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường. 

5. Yêu cầu để trở thành Quản lý nhãn dược phẩm hay Giám đốc nhãn

Để trở thành quản lý nhãn hay giám đốc nhãn bạn cần phải có những yêu cầu và phẩm chất như khả năng giao tiếp khéo léo. Với ngành đặc thù như Marketing Dược, yêu cầu người làm phải có khả năng giao tiếp ở mức vừa phải trở lên. Kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của khách hàng, cho nên người làm Marketing Dược đặc biệt cần chú tâm đến rèn luyện khả năng này.

Ngoài ra còn một số kĩ năng khác:

  • Khả năng phân tích và tìm kiếm nhu cầu khách hàng
  • Biết cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ
  • Khả năng liên kết và làm việc nhóm

6. Thu nhập của nhãn là bao nhiêu?

Tùy theo quy mô công ty, nhưng mức lương cứng BM dao động khoảng 18-25 triệu đồng. Thực chất vị trí BM có thu nhập không giới hạn tùy theo doanh số nhãn hàng mình phụ trách và chính sách của mỗi công ty. Nhìn chung, mức lương của họ không thấp hơn con số 25 triệu đồng, trừ những công ty quy mô nhỏ và doanh số quá thấp. Nhiều công ty tư nhân, thu nhập của BM còn cao hơn quản lý nhóm ASM tại các hãng nước ngoài.

*Một phần bài viết được trích trong cuốn sách Marketing Dược: Zero to Hero của tác giả Lê Phương Dung

Cùng chuyên mục