0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Không có kinh nghiệm trước đó, newbie cần làm gì để có việc?

Ảnh hồ sơ
Admin MPG
12/03/2024

1.Định vị bản thân

Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình phát triển sự nghiệp của mỗi người. Bạn cần xác định bạn giỏi những gì, bạn thích làm gì, điểm yếu của bạn ra sao, mục tiêu tương lai của bạn thế nào.

Sau khi đã xác định được các yếu tố trên, việc bạn cần làm lúc này là tìm hiểu về nhu cầu thị trường tuyển dụng ngành Marketing, để xem những điểm mạnh mà bạn có đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu thị trường, và tiếp theo bạn phải cần làm gì để cải thiện con số đó lên.

2.Xác định ngách & trau dồi kỹ năng

Bạn cần tìm hiểu ngách phù hợp với bản thân bạn trong thế giới Marketing. Đó có thể là Trade Marketing, Content Marketing, Brand Marketing,… Từ đó bạn sẽ vẽ ra cho mình một roadmap các kỹ năng cần học (về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng liên quan đến kỹ năng mềm) để có thể phát triển tốt hơn. Những thông tin về kỹ năng cần thiết bạn có thể tìm ở Google Search hoặc kinh nghiệm từ những người đi trước.

3.Xây dựng thương hiệu cá nhân

Học Marketing thì phải biết tự Marketing cho chính bản thân mình. Xây dựng thương hiệu cá nhân cũng là cách để bạn có thể show ra được những điểm mạnh, kiến thức và kỹ năng của mình cho nhà tuyển dụng thấy, giúp bạn nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Bạn có thể bắt đầu bằng việc xây kênh trên các nền tảng mạng xã hội và xây nội dung theo chủ đề bạn thích và giỏi. Có thể nhà tuyển dụng sẽ kết nối với bạn trước khi bạn tìm đến họ đó

4.Tìm kiếm cơ hội

Thay vì ngồi đợi cơ hội tự tìm đến bạn thì hãy chủ động đi tìm nó trước. Bạn có thể trau dồi thêm kiến thức thực tế cũng như kinh nghiệm cho mình bằng cách apply vào các vị trí cộng tác viên hay thực tập mà không yêu cầu kinh nghiệm. Việc tham gia vào một tổ chức sẽ giúp bạn có nhiều mối quan hệ hơn và chính những mối quan hệ này biết đâu sẽ tạo cho bạn cơ hội sau này đó.

Ngoài ra, một cách nữa để mở rộng networking của mình là tham gia các buổi workshop, talkshow của các chuyên gia. Tại đây bạn không chỉ được lắng nghe kinh nghiệm từ họ, mà còn kết nối với họ nữa

5.CV / Portfolio nêu bật được điểm mạnh.

CV/Portfolio là công cụ giúp bạn giao tiếp và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng đầu tiên. Vì vậy hãy thật sự trau chuốt cho nó từ hình thức đến nội dung nhé. Hãy sử dụng một bố cục thật dễ nhìn và sắp xếp gọn gàng, cùng một bức ảnh profile chuyên nghiệp. Bên cạnh đó bạn có thể chọn màu sắc theo bộ nhận diện của doanh nghiệp để tạo ấn tượng tốt nhé. Về nội dung, hãy đọc kỹ JD và làm nổi bật những ý mà doanh nghiệp yêu cầu. CV/Portfolio cũng là 1 trong những yếu tố khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn nên hãy đầu tư cho nó nha.

Tip nhỏ: Đừng để nhà tuyển dụng cảm giác bạn đang “rải CV”, nếu apply nhiều doanh nghiệp cùng một lúc, thì nhớ chỉnh sửa một xíu cho phù hợp với từng vị trí nha.

6. Chuẩn bị bộ trả lời khi phỏng vấn

Trước khi phỏng vấn, hãy đọc kỹ mô tả công việc một lần nữa và dự đoán một số câu hỏi nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn. Sau đó bạn có thể tự luyện tập cách trả lời để hôm phỏng vấn sẽ không bị bối rối hay bỡ ngỡ nhé. Một số câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường hỏi là:

  • Giới thiệu bản thân (tên, background, điểm mạnh, yếu, kỹ năng)
  • Tại sao lại chọn doanh nghiệp này
  • Tìm hiểu của bạn về doanh nghiệp
  • Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?
  • Mong muốn của bạn khi làm tại doanh nghiệp là thế nào?

Và có thể, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một số câu hỏi tình huống để từ đó đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của bạn nữa đó.

Cùng chuyên mục