0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

4 mục tiêu của chiến dịch Marketing Dược? Xác định mục tiêu theo công thức SMART

Ảnh hồ sơ
Hoàng Quỳnh
30/07/2021

Trong mỗi chiến dịch, việc xác định mục tiêu Marketing là rất quan trọng; đặc biệt là trong các chiến dịch Marketing Dược. Vì đặc thù liên quan đến vấn đề sức khỏe; nên mục tiêu Marketing Dược cũng phải theo một quy chuẩn nhất định. Hãy cùng Học viện Marketing & Sales MPG tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

1. Tại sao phải xác định mục tiêu của chiến dịch Marketing Dược

Việc đặt ra mục tiêu Marketing chính là kim chỉ nam cho mọi vấn đề phát sinh. Trong quá trình thực hiện chiến dịch, không tránh khỏi doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn; hoặc bất chợt nảy ra những ý tưởng mới. Vậy nên, việc đặt ra mục tiêu Marketing Dược, sẽ giúp doanh nghiệp không chệch khỏi “đường ray” kế hoạch ban đầu.

2. 4 mục tiêu trong chiến dịch Marketing Dược hay được sử dụng

2.1. Định vị và tăng cường nhận thức về thương hiệu

Mục tiêu Marketing Dược: Định vị thương hiệu

Mục tiêu Marketing Dược: Định vị thương hiệu

Mỗi doanh nghiệp Dược lại có 1 thị trường cần chinh phục hoặc một sản phẩm chuẩn bị ra mắt. Mục tiêu cuối cùng là làm sao để định vị; và tăng cường nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp. Có thể hiểu nôm na là: bất cứ lúc nào khách hàng muốn mua sản phẩm; điều đầu tiên khách hàng nhớ đến là thương hiệu của mình.

Mỗi thương hiệu Dược đều có một tính cách và cá tính riêng, giống như một con người. Điều này được hình thành nên từ những content mà doanh nghiệp xây dựng. Để định vị và tăng cường nhận thức về thương hiệu; bạn cần nắm rất rõ tính cách và cách thức làm sao để thương hiệu có thể lan tỏa đến mọi người. Đây là 2 yếu tố tiên quyết để chiến dịch Marketing Dược thành công.

Phải nhớ rằng, bạn không chỉ là một doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm hoặc dịch vụ đơn thuần; mà bạn còn là người bạn đồng hành cùng với khách hàng. Bạn sẽ chia sẻ kiến thức, tương tác với họ; lắng nghe và thấu hiểu họ. Khi bạn tác động tích cực đến khách hàng, họ sẽ trở thành những người tiêu dùng trung thành của thương hiệu; lan truyền và chia sẻ kinh nghiệm của mình đến cho bạn bè, người thân và gia đình.

2.2. Tăng trưởng lượng khách hàng tiềm năng chất lượng

Mục tiêu: Tăng lượng khách hàng tiềm năng

Mục tiêu: Tăng lượng khách hàng tiềm năng

Nhóm khách hàng tiềm năng là đối tượng ảnh hưởng rất lớn đến bộ phận bán hàng. Họ sẽ chăm sóc và chuyển đổi thành khách hàng mua hàng. Việc marketing mà không tạo ra thêm được khách hàng và không tạo ra chuyển đổi thì cũng trở thành “dã tràng se cát”. Mục tiêu cuối cùng của mọi chiến dịch vẫn là tạo ra doanh thu.

Việc đầu tiên để thu thập data người dùng là tạo các loại biểu mẫu, hoặc các tính năng tự động như chatbox; đây là những cách thông thường có thông tin khách hàng. Tuy nhiên lượng khách hàng này có thể vẫn chưa đủ chất lượng hay phù hợp với doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn cần một quy trình để sàng lọc những khách hàng tiềm năng, chất lượng cao; và loại bỏ những khách hàng không phù hợp. Điều này có thể giúp dễ dàng chỉnh sửa, tinh gọn các quy trình marketing; từ đó, cải thiện được chất lượng khách hàng tiềm năng.

2.3. Phát triển tư duy lãnh đạo và dẫn dắt xu hướng thị trường

Mục tiêu Marketing Dược: Tư duy lãnh đạo

Mục tiêu Marketing Dược: Tư duy lãnh đạo

Dù doanh nghiệp của bạn có thuộc ngành hàng nào; việc được công nhận rộng rãi là chuyên gia trong thị trường của mình, là minh chứng cho trình độ và uy tín doanh nghiệp. Không nên nhầm lẫn với nhận thức về thương hiệu; tư duy lãnh đạo (thought leadership) là cách khách hàng nhận ra thương hiệu của bạn là người đứng đầu về chất lượng và uy tín. Từ đây, họ sẽ dần dần tin tưởng theo sự dẫn dắt của doanh nghiệp; và tạo nên ý thức về thương hiệu.

Có rất nhiều cách để phát triển tư duy lãnh đạo trong marketing. Một trong những cách phổ biến nhất là đăng tải và chia sẻ những content chất lượng chạm đến insight của khách hàng. Sử dụng các mạng lưới đối tác để đảm bảo doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận đến nhiều tệp khách hàng hơn. Hoặc đơn giản, xuất hiện ngang hàng với những người dẫn đầu trong các lĩnh vực khác là cách để cho khách hàng thấy bạn có có tiềm lực lớn.

Điều quan trọng khi phát triển tư duy lãnh đạo là tính thống nhất. Doanh nghiệp phải luôn chia sẻ những hình ảnh, nội dung và hành động một cách thống nhất đến một mục tiêu cuối cùng. Ví dụ: “Hình mẫu chuyên gia” trong lĩnh vực Dược phẩm rất hay được sử dụng.

2.4. Gia tăng các giá trị nhận được từ khách hàng trung thành

Mục tiêu: Gia tăng khách hàng trung thành

Mục tiêu: Gia tăng khách hàng trung thành

Những tương tác, chia sẻ marketing giữa doanh nghiệp và khách hàng có thể tiến xa hơn nữa để có thể tạo ra những cơ hội kinh doanh mới. Ngày nay, ngoài việc làm hài lòng các “thượng đế” khách hàng, doanh nghiệp còn cần phải nghĩ cách làm sao để họ có thể là tín đồ trung thành của thương hiệu. Không chỉ mua sản phẩm hoặc dịch vụ, khách hàng có thể trở thành người bán. Họ không chỉ thích thú với việc mua các sản phẩm, mà họ sẽ giới thiệu cho bạn bè và người thân.

Mục tiêu của chiến dịch Marketing là duy trì và phát triển khách hàng hiện tại. Rất nhiều cách có thể được đưa ra như là xuất hiện và đồng hành trong mỗi tương tác, cung cấp các cách thức để họ có thể trở thành thành viên VIP hoặc cao hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dẫn dắt khách hàng về các cơ hội quý giá nếu trở thành 1 phần của chương trình đối tác, từ đó mở ra các cơ hội hợp tác lâu dài.

3. Cách xác định mục tiêu marketing dược theo SMART

Công thức SMART trong Marketing Dược

Công thức SMART trong Marketing Dược

3.1. Specific – Mục tiêu phải cụ thể

Trong một chiến dịch, nhất là marketing dược, mọi mục tiêu phải dễ hiểu, dễ nắm bắt và cụ thể. Các mục tiêu càng dễ hiểu và cụ thể bao nhiêu, càng dễ nắm bắt và xác định được các cơ hội thành công. Thường thì khi xây dựng mục tiêu, các doanh nghiệp rất dễ mắc phải lỗi: đưa ra một số mục tiêu quá chung chung hoặc thiếu chi tiết. Như vậy, càng làm cho đội ngũ Marketing Dược không thể đo lường được tính khả thi và tính thực tế của chiến dịch.

3.2. Measurable – Mục tiêu đo lường được

Mục tiêu phải gắn liền với những con số cụ thể. Đây là bước đầu tiên để đo lường các mục tiêu Marketing; bạn phải có những những chỉ số hiệu suất chính, hay KPI, để xác định được thành công của mình. Ngoài ra, việc đặt ra KPI cũng là để doanh nghiệp đánh giá được tiến độ thực thi của nhân viên; để có thể đưa ra mức lương thưởng hợp lý.

Ví dụ cho mục tiêu đo lường được là tăng x% khách hàng tiềm năng hoặc y% doanh thu trong tháng.

3.3. Attainable – Mục tiêu có thể đạt được

Doanh nghiệp dược cũng cần nghiêm túc cân nhắc đến khả năng của mình có thể đạt được mục tiêu đó hay không; hoặc là nó quá sức với bản thân doanh nghiệp. Xác định tính khả thi để biết được vị trí của mình đang ở đâu, hiểu rõ khả năng của mình. Hơn nữa, xác định tính khả thi cũng là để tạo động lực cho bản thân doanh nghiệp đạt được kế hoạch đề ra; và thách thức giới hạn của mình.

Các mục tiêu quá dễ dàng hoặc quá khó khăn; có thể sẽ gây nên tâm lý chán nản và sớm bỏ cuộc.

3.4. Relevant – Mục tiêu phải thực tế

Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu marketing dược thực tế, nghĩa là có thể thực hiện được. Mục tiêu có nằm ngoài khả năng và tiềm lực của công ty không? Có phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới? Có phù hợp với xu hướng hiện thời? Và có thể đáp ứng được doanh thu đề ra ban đầu không? Có vô vàn câu hỏi mà doanh nghiệp cần giải đáp trước khi thực hiện một chiến dịch marketing dược.

3.5. Time – bound – Mục tiêu phải hoàn thành trong thời gian nhất định

Đặt thời hạn, hay deadline, là một con dao hai lưỡi. Một mặt gây áp lực lên các nhân viên hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Mặt khác, việc áp lực lớn có thể gây quá tải; và làm hiệu suất và chất lượng của chiến dịch marketing suy giảm. Vậy nên, doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn một cách hợp lý để có được hiệu quả cao nhất.

Trên đây, học viện Marketing & Sales Y Dược MPG đã giải đáp cho các bạn về 4 mục tiêu mà chiến dịch marketing dược cần đạt được và cách để đặt mục tiêu marketing theo đúng tiêu chuẩn SMART. Tạo lập được một mục tiêu càng chi tiết, các doanh nghiệp càng có định hướng phát triển rõ ràng trong tương lai.

Tham gia khóa học Marketing Dược tổng thể 4P K4 – Hà Nội; để hiểu rõ hơn về quy trình xây dựng một chiến dịch Marketing Dược.

Làm chủ Marketing Dược tại Học viện Marketing & Sales Dược duy nhất tại Việt Nam tại:

  1. Website: Học viện Marketing & Sales Y Dược MPG
  2. Facebook: Học viện Marketing & Sales Y Dược MPG

Cùng chuyên mục