0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Sự khác biệt giữa trade marketing dược và brand marketing dược

Ảnh hồ sơ
Đỗ Thị Khánh Huyền
09/09/2022

Trong dược phẩm, Trade Marketing dược ra đời trước và được chú trọng hơn Brand Marketing. Tuy nhiên với sự cạnh tranh khốc liệt tại điểm bán về chiết khấu, sự ra đời hàng loạt của các sản phẩm ăn theo với tên gọi, công dụng gần giống nhau. Lúc này việc xây dựng được Brand trong tâm trí khách hàng là một yếu tố quyết định sự thành công của nhãn hàng.

1. Brand Marketing

Brand Marketing là khuynh hướng chủ yếu của marketing hiện đại. Trước đây marketing chỉ chú ý đến sản phẩm, với chiến lược xoay quanh khái niệm vòng đời sản phẩm. 

Các lý thuyết của Philip Kotler vẫn xoay quanh khái niệm sản phẩm là chủ yếu. Trong những thập kỷ sau cùng của thế kỷ 21, các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã đi tiên phong trong mô hình marketing. Đồng thời quản trị lấy thương hiệu (brand) làm trung tâm của chiến lược cũng như của quản trị doanh nghiệp. 

Cần lưu ý rằng brand marketing tái định nghĩa cả sản phẩm. Chứ không như sự nhầm lẫn giữa brand marketing (tiếp thị thương hiệu) và branding (xây dựng thương hiệu). Bằng luận điểm “thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm”, brand marketing là hệ thống tiếp thị toàn diện nhất hiện nay.

Brand marketing là các hoạt động marketing tập trung cho việc củng cố niềm tin và thế mạnh cho thương hiệu. Bao gồm các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. VD như TV, radio, báo in, tạp chí, biển bảng, Banner báo mạng. Hay các công cụ tìm kiếm Google, Cốc Cốc, Mạng xã hội Facebook, Twitter…)

Và đặc biệt, Brand Marketing mới được các Marketer Dược chú trọng 1-2 năm trở lại đây.

2. Trade Marketing

Trade Marketing là một chuỗi các hoạt động nhằm: tổ chức, xây dựng chiến lược ngành hàng và chiến lược thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối. Thông qua sự thấu hiểu người mua hàng (shopper) và khách hàng của công ty (customer). Mà cụ thể là các đối tác phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và các khách hàng trọng điểm. Từ đó đạt được các chỉ tiêu về tăng doanh số, thị phần và lợi nhuận. Không những cho công ty mà còn cho khách hàng.

Trong đó, vai trò của Trade Marketing được thể hiện qua 4C:

  • Consumer engagement: là hoạt động kích hoạt bên trong cửa hàng nhằm thúc đẩy thay đổi quyết định mua hàng của shopper. Thông qua các chương trình khuyến mãi, trưng bày hàng hóa, POSM, POP Activation.
  • Customer Development: là việc phát triển và xây dựng hệ thống phân phối thông qua các hoạt động. VD như phát triển kênh phân phối nhằm mở rộng mạng lưới bán hàng của công ty; Chiết khấu thương mại; Tri ân khách hàng; Sự kiện, hội nghị khách hàng.
  • Category development (Phát triển khách hàng): thông qua các chiến lược như Bao phủ và thâm nhập, Danh mục sản phẩm. Hay các chiến lược kích cỡ bao bì, Giá.
  • Company engagement: Hỗ trợ phát triển/ kích hoạt đội ngũ Sales cùng tham gia.

3. Sự khác biệt giữa brand và trade marketing dược

Theo thống kê, 70% người mua quyết định mua tại điểm bán, 25% người mua sẵn sàng thay đổi sản phẩm dù đã có ý định mua từ trước. Dược phẩm là một ngành hàng mà đa số người mua sẽ mua dựa trên đơn thuốc được kê sẵn từ bác sĩ. 

Mặt khác, khi đến các hiệu thuốc bán lẻ, người mua thường sẽ kể các triệu chứng và việc quyết định sử dụng loại thuốc nào phụ thuốc vào người bán thuốc. Chỉ có số ít mua theo kinh nghiệm hoặc qua quảng cáo, giới thiệu từ người khác thì sẽ có quyết định mua trước khi đến điểm bán.

Đối tượng

Khác với đối tượng mục tiêu trong Brand Marketing là người tiêu dùng thì Trade Marketing hướng đến 2 nhóm đối tượng mục tiêu là Nhà phân phối sản phẩm và Người mua hàng (Shopper). 

Người mua hàng (shoppers) là người đưa ra quyết định tại điểm bán. Tuy nhiên, không hẳn là người mua hàng là người sử dụng, tiêu dùng sản phẩm cuối cùng. Trong khi đó, người tiêu dùng (consumers) là những người sử dụng sản phẩm cuối cùng.

Chúng ta có thể lấy ví dụ sau: Với mặt hàng sữa, người mua hàng (shopper) là những bà mẹ, tuy nhiên, người tiêu dùng sản phẩm là con của họ, những em bé, vậy thì các em bé là người tiêu dùng (consumer)

Vì vậy, làm sao để các nhà phân phối lựa chọn sản phẩm của mình và tư vấn, giới thiệu đến người mua hay làm sao để người mua biết đến và quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp là một bài toán mà các doanh nghiệp trong ngành Dược phẩm cần đặt ra. 

Mục tiêu

Brand Marketing tác động vào tâm trí khách hàng, vào tình yêu, vào trái tim, vào những điều cao cả. Trade Marketing thì bám vào hành vi mua của khách hàng, thúc đẩy quyết định mua hàng và làm cho khách hàng không thể kiềm chế được mà phải chi tiền để mua.

Cũng có thể hiểu rằng, mục tiêu của Branding là khiến khách hàng yêu thương hiệu của mình hơn đối thủ. Khi đã chạm đến trái tim khách hàng thì Trade Marketing sẽ biến tình yêu thành hành động thông qua việc mua hàng của công ty hoặc nếu đang mua thì mua nhiều hơn, nếu đã mua nhiều rồi thì chắc chắn sẽ quay lại mua tiếp nữa!

Những điểm khác biệt khác của trade marketing dược

Ngoài ra, không thể không kể đến những điểm khác biệt giữa Brand và Trade marketing dược như:

– Brand marketing gieo thông tin vào đầu khách hàng củng cố niềm tin. Trade marketing dược thuyết phục khách hàng.

– Brand marketing tiếp xúc gián tiếp qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Trade marketing dược tiếp xúc trực tiếp và hỗ trợ theo nhu cầu.

– Brand marketing kéo khách hàng đến với công ty. Trade marketing dược đẩy hàng hóa đến với khách hàng (gián tiếp).

– Brand marketing nói về những giá trị lâu dài. Trade marketing dược nói về giá trị tức thời.

– Brand marketing là lính không quân. Trade marketing dược là lính biệt kích, mục tiêu chính là khách hàng.

Có thể thấy hai khái niệm Trade Marketing dược và Brand Marketing khá dễ dàng phân biệt. Đặc biệt là khi dựa vào hai đối tượng chính mà chúng hướng tới. Nắm rõ tính chất của từng lĩnh vực sẽ giúp bạn hiểu rõ các yêu cầu của từng công việc trong hai bộ phận này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về marketing dược tại đây. Hoặc liên hệ hotline 0342.966.766 để được hỗ trợ. 

Cùng chuyên mục