0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Marketing 4.0 và sự dịch chuyển từ mô hình 4Ps sang 4Cs

Ảnh hồ sơ
Hồng Ngọc
09/06/2021

Cuộc cách mạng công nghệ mang tên 4.0 đang bùng nổ trên toàn thế giới với sự tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Và Y Dược cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vậy với những bạn theo học ngành này phải làm sao để làm chủ công nghệ và đón đầu xu thế việc làm trong tương lai ? Đặc biệt hơn với các bạn đam mê Marketing thì 4.0 sẽ là thứ gắn liền với quá trình phát triển mạnh mẽ của Marketing Dược trong tương lai.

Theo Phillip Kotler – Cha đẻ của marketing hiện đại, Marketing 4.0 là phương thức kết hợp tương tác trực tuyến và giao tiếp thực tế giữa công ty và khách hàng. Trong kỷ nguyên này, khách hàng không chỉ tìm kiếm sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của họ như quan niệm của marketing 3.0. Khách hàng ngày nay muốn phải là một phần của sản phẩm. Tức là có thể tham gia, tương tác với sản phẩm, có thể chia sẻ kinh nghiệm của họ. Bên cạnh đó họ có thể kiểm tra xem sản phẩm thực sự đáp ứng những gì nhà cung cấp hứa hẹn. Do đó, marketing ngày nay không còn tập trung vào sản phẩm mà tập trung vào khách hàng. Đó là trao quyền cho họ tương tác với sản phẩm, xem xét các giá trị từ người dùng và cung cấp cho họ nhiều dữ liệu hơn.

1. Một số quan niệm 4.0 mới của Marketing nói chung và Marketing Dược nói riêng

– Về sản phẩm dịch vụ:

Doanh nghiệp không chỉ mang đến cho khách hàng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn cơ bản mà còn phải quan tâm đến tâm hồn, cảm xúc, tinh thần của khách hàng. Nói cách khác là sản phẩm phải chạm đến “trái tim” của khách hàng. Các tính năng mới của sản phẩm cho phép khách hàng thay đổi tầm nhìn của họ đối với thương hiệu. Ngoài ra mở rộng mối quan hệ giữa hình ảnh thương hiệu và cộng đồng. Ví dụ như thông qua sản phẩm họ có thể đóng góp cho thể thao, môi trường, nhân đạo…

– Về thương hiệu:

Thay vì quảng cáo thương hiệu để bán sản phẩm, doanh nghiệp phải tập trung vào quan hệ công chúng. Ddồng thời cam kết xã hội và cải thiện danh tiếng thông qua hoạt động xã hội.

– Về quảng cáo, truyền thông:

Nội dung cũng là một hình thức quảng cáo (Content Marketing). Nhà cung cấp tạo ra các nội dung quảng cáo không chỉ trực tiếp nói về thương hiệu hoặc sản phẩm để tăng doanh số mà tạo ra những nội dung có giá trị với khách hàng. Đồng thời phục vụ những nhu cầu cá nhân hay công việc của họ.

– Về tương tác với khách hàng:

Chuyển từ quy trình dịch vụ khách hàng sang quy trình chăm sóc và cộng tác với khách hàng.

2. Mô hình marketing bán hàng 4Cs

Mô hình marketing bán hàng 4Ps đã trở nên quen thuộc trong marketing thư viện truyền thống. Sau ảnh hưởng của cách mạng 3.0, mô hình 4Ps đã được thay thế bởi mô hình thương mại hóa 4Cs:
– Customer Solutions – Giải pháp cho khách hàng
– Customer Cost – Chi phí của khách hàng
– Convenience – Thuận tiện
– Communication – Giao tiếp.

mô hình 4Ps đã được thay thế bởi mô hình thương mại hóa 4Cs

Mô hình 4Ps đã được thay thế bởi mô hình thương mại hóa 4Cs

Cho đến cách mạng 4.0, một lần nữa mô hình 4Cs thay đổi. Phát triển với nội dung hoàn toàn mới, bao gồm:
– Co-creative – Đồng sáng tạo
– Currency- Tiền tệ
– Communal Activation – Kích hoạt cộng đồng
– Conversation- Trò chuyện

Mô hình 4Cs trong Marketing 4.0 chú ý đến những yếu tố mới. Đó là nhu cầu tinh thần, sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra sản phẩm và những đóng góp trong hoạt động xã hội. Đồng thời cải thiện phương thức giao tiếp với khách hàng. Cụ thể:

– Đồng sáng tạo ( Co-creative):

Đây là một chiến lược phát triển sản phẩm mới dựa trên chính những góp ý và ý tưởng của khách hàng. Thông qua việc khảo sát lấy ý kiến của khách hàng, doanh nghiệp có thể gia tăng tỉ lệ thành công trong việc phân phối sản phẩm mới. Có thể nói đây là phương pháp thực chiến tốt nhất để tìm được insight khách hàng. Khách hàng được yêu cầu sử dụng thử rồi đánh giá từng đặc tính cũng như toàn bộ sản phẩm thử nghiệm trước khi đưa vào sản xuất thương mại. Đồng sáng tạo cho phép người sử dụng tùy biến và cá nhân hóa sản phẩm dịch vụ. Qua đó mang lại những giá trị mới cho người dùng. Cách thức này đã được các công ty công nghệ ứng dụng thành công như Apple, Samsung…Những sản phẩm dịch vụ đồng sáng tạo cũng làm tăng trách nhiệm của khách hàng. Đồng thời làm cho họ cảm thấy cần phải sử dụng những sản phẩm do chính mình tạo ra và giới thiệu chúng với người khác. Thông qua đó doanh số của sản phẩm dịch vụ sẽ ngày càng tăng.

– Tiền tệ (Currency):

Trong thị trường thời đại kỹ thuật số, giá sản phẩm không còn được định sẵn dựa trên chí phí (giá chuẩn). Thay vào đó được chuyển sang hình thức mới – giá linh hoạt. Dựa trên các dữ liệu thu thập, sản phẩm và dịch vụ sẽ được định giá tùy thuộc vào hành vi tiêu dùng của khách hàng. Qua đó nhằm tăng tối đa lợi nhuận cho nhà cung cấp. Giá cả cũng giống như tiền tệ, dao động tùy theo tình hình thị trường.

– Kích hoạt cộng đồng (Communal Activation):

Trong nền kinh tế chia sẻ, phân phối hàng ngang chiếm ưu thế, người dùng sẽ sử dụng sản phẩm không phải từ doanh nghiệp mà từ những người dùng khác. Sản phẩm ngay lập tức sẽ được cung cấp từ những người gần họ nhất.

– Conversation (Trò chuyện):

Công nghệ hiện đại đã thay đổi thói quen truyền thông. Thay vì gửi đi thông điệp một chiều, người dùng có thể trò chuyện trực tiếp với doanh nghiệp. Đánh giá các thương hiệu và trao đổi thông tin với người dùng khác thông qua mạng xã hội. Bên cạnh đó còn có các kênh trực tuyến khác.

Như vậy, mô hình 4Cs 4.0 đã thay đổi về chất so với các mô hình trước. Mô hình tập trung hơn vào nhu cầu tinh thần của khách hàng. Không chỉ hướng tới giá trị sản phẩm mà còn quan tâm đến giá trị xã hội của sản phẩm. Đồng thời tăng cường sự tham gia của khách hàng vào quá trình tạo ra và phân phối sản phẩm dịch vụ.


Tham khảo các khóa học tại Học viện Marketing & Sales Y Dược MPG

Đọc thêm

Phát triển thương hiệu: hiểu trước, xây sau.

6 bài viết về Marketing Dược, 3 website và 10 cuốn sách cho những người mới vào nghề

5 bước để tạo một kế hoạch Marketing nổi bật

Cùng chuyên mục