Đứng trước quá nhiều lựa chọn ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, các bạn sinh viên ngành Dược thường phân vân không biết đâu sẽ là hướng đi đúng cho bản thân. Cùng Học viện MPG tìm hiểu về những cơ hội và định hướng nghề nghiệp để trả lời cho câu hỏi Học dược ra trường làm gì ngay sau đây nhé.
Công việc của một Dược sĩ nghiên cứu phát triển
Nghiên cứu và phát triển thuốc được gọi tắt là R&D (Research and Development). Dược sĩ ra trường có thể làm tại các phòng nghiên cứu – phát triển của các công ty, nhà máy sản xuất dược phẩm.
Công việc của dược sĩ R&D bao gồm các giai đoạn liên quan đến vòng đời sản phẩm, từ giai đoạn nghiên cứu ban đầu – bến bán hàng rồi đến ngừng sản xuất, hết số đăng ký.
4 giai đoạn của quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm gồm có:
Các bạn yêu thích về bào chế, công nghiệp dược hoặc nghiên cứu có thể phù hợp với lựa chọn nghề nghiệp này. .
Công việc của một Dược sĩ làm trong nhà máy sản xuất
Làm việc tại nhà máy sản xuất thuốc là một công việc đầy tiềm năng hiện nay. Các Dược sĩ vận hành các máy móc trong nhà máy dược phẩm và phối hợp với bên nghiên cứu để tìm ra cách bào chế thuốc để tăng hiệu quả, thời gian bảo quản cũng như độ bền sinh lý cho thuốc.
Nhiệm vụ chủ yếu của một Dược sĩ làm việc tại các nhà máy sản xuất thuốc như:
Các bạn có nhóm tính cách kỹ thuật và nghiên cứu sẽ phù hợp các công việc này.
Công việc của một Dược sĩ làm kiểm nghiệm thuốc
Kiểm nghiệm là công đoạn kiểm tra chất lượng thuốc được thực hiện sau khâu nghiên cứu và sản xuất thuốc. Dược sĩ ra trường có thể làm kiểm nghiệm viên tại các phòng/ viện kiểm nghiệm, bệnh viện, hoặc nhà máy sản xuất thuốc.
Ngoài việc kiểm tra chất lượng của thuốc (nguyên liệu, thành phẩm), công việc sẽ có thể bao gồm kiểm tra máy móc, phòng kiểm nghiệm; tìm ra các tác dụng phụ hay chống chỉ định sử dụng thuốc; chuẩn bị báo cáo kết quả, tài liệu để gửi các cơ quan xét duyệt chất lượng sản phẩm.
Công việc này đòi hỏi nhiều hơn về sự chỉn chu, chính xác cao, sự tỉ mỉ và tập trung tuyệt đối trong quá trình làm việc. Là một kiểm nghiệm viên, bạn phải đảm bảo một sản phẩm thuốc được sản xuất và cung cấp hàng loạt ra thị trường không được mắc một sai lầm nào.
Nếu bạn tự tin với trình độ chuyên môn cùng tính cách tỉ mỉ, kiên nhẫn và thích làm việc với dụng cụ, máy móc kiểm nghiệm thì đây chính là công việc phù hợp với bạn
Các Dược sĩ làm việc ở bộ phận quản lý dược sẽ làm các công việc liên quan đến quản lý thuốc như quản lý chất lượng thuốc, đấu thầu thuốc (ở Tỉnh, các Bệnh viện), công tác ở các Sở, Phòng Y tế, chịu trách nhiệm đảm bảo các loại thuốc có chất lượng được lưu thông trên thị trường.
Bạn có thể dễ hiểu hơn khi về công việc này với một số nhiệm vụ như:
Các bạn có kỹ năng về quản lý dược, xã hội có thể phù hợp với đặc điểm công việc nêu trên.
Công việc của một Dược sĩ lâm sàng
Dược sĩ lâm sàng là một lĩnh vực đang rất được ưu tiên phát triển ở Việt Nam mặc dù trên thế giới đã phát triển rất lâu (Hoa Kỳ 1960). Thực tế tại Việt Nam cho thấy rất nhiều ca bệnh dùng nhầm thuốc, sử dụng thuốc không có hiệu quả xảy ra rất thường xuyên gây hậu quả không tốt đến sức khoẻ và hồi phục của người bệnh.
Nhiệm vụ chính của dược sĩ lâm sàng bao gồm:
Dược sĩ lâm sàng thường ở các bệnh viện, phòng khám, hoặc nhà thuốc, hoặc tương lai có thể là Dược sĩ gia đình (chuyên tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho gia đình, ở nước ngoài Dược sĩ gia đình khá nhiều).
Các bạn có tính cách trội thuộc nhóm xã hội, thiên về chuyên môn và nghiên cứu khoa học sẽ phù hợp khi làm các công việc này.
Công việc của một Dược sĩ nhà thuốc
Dược sĩ nhà thuốc là câu trả lời nhận được nhiều nhất khi được hỏi Học dược ra trường làm gì. Bạn có thể làm tại nhà thuốc trong bệnh viện, phòng khám, chuỗi hay nhà thuốc kinh doanh lẻ. Nhiệm vụ chính bao gồm:
Công việc của một Dược sĩ là giảng viên trường Y Dược
Sau khi tốt nghiệp ra trường, nếu bạn yêu thích truyền đạt và mong muốn cập nhật các kiến thức cho các bạn sinh viên, giảng dạy có thể phù hợp với bạn. Công việc có thể bao gồm: xây dựng kế hoạch dạy học, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế học liệu cần thiết phục vụ cho giảng dạy; giảng bài, phụ đạo và hướng dẫn người học kỹ năng học tập, nghiên cứu, thực hành, thảo luận khoa học, liên hệ thực tập tại các bệnh viện, xí nghiệp liên kết với trường, …
Hiện tại yêu cầu cho vị trí giảng viên tuỳ thuộc vào từng trường khác nhau. Với các trường đại học lớn, yêu cầu tuyển dụng khá cao hơn so với mặt bằng chung. Các giảng viên cần có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ. Tuy vậy, nếu bạn là Dược sĩ mới ra trường và muốn làm giảng viên, bạn có thể xin dạy hợp đồng với các môn thực tập; làm giáo viên tại một số trường cao đẳng, trung cấp; hoặc làm trợ giảng cho các thầy cô lớn trong ngành nhằm tăng cường kĩ năng và kiến thức của bản thân.
Với công việc dạy học, bạn nên chuẩn bị tinh thần cần học hỏi và nghiên cứu thêm ở mức độ cao hơn sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) để có thể tiến xa hơn trong con đường sự nghiệp nhé.
Sau khi ra trường và có chứng chỉ hành nghề, bạn có thể cân nhắc mở nhà thuốc/ chuỗi nhà thuốc hoặc công ty. Các sản phẩm có thể là thuốc, thực phẩm hỗ trợ sức khoẻ, thiết bị y tế… được phân phối tới bệnh viện, nhà thuốc hoặc trên nền tảng thương mại điện tử.
Kinh doanh riêng, tự quản lý tài chính là công việc mà đa số các bạn hướng đến khi được hỏi Học dược ra trường làm gì. Tuy nhiên bạn cần có một phần vốn và nắm vững các quy định kinh doanh, đấu thầu dược phẩm cũng như kỹ năng xã hội tốt.
Trên đây là phần 1 của một số công việc dược sĩ ra trường có thể làm, hi vọng bạn sẽ thấy hữu ích cho định hướng đi làm của mình. Ngoài ra, một phần không thể thiếu là các công việc liên quan hoặc nằm trong các công ty Dược. Hãy cùng tìm hiểu ở phần 2 của bài viết Học dược ra trường làm gì nhé! Nếu có thắc mắc về marketing dược, bạn có thể đọc thêm tại đây hoặc liên hệ hotline 0342.966.766 để được hỗ trợ.