0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cách viết content hay: 20 cấu trúc & ví dụ cụ thể trong Marketing Dược (Phần 2)

Ảnh hồ sơ
Đỗ Thị Khánh Huyền
20/11/2022

Viết content sẽ không còn khiến bạn đau đầu nếu như bạn nắm được cấu trúc viết. Không thiếu những bài viết chia sẻ cấu trúc viết content ở trên mạng. Tuy nhiên, không phải công thức nào cũng phù hợp và thu hút khách hàng ngành Dược. Vậy nên, bài viết này mình sẽ tiếp tục chia sẻ cách viết content hay với các cấu trúc viết content đơn giản cùng ví dụ minh họa cụ thể để bạn đọc dễ nắm bắt!

1. Có cách viết content hay và hiệu quả thật hay không?

Để viết content hiệu quả thu hút nhiều traffic (lượt truy cập) phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước tiên, bạn cần phải đảm bảo 4 nguyên tắc dưới đây để có một content chất lượng nhất:

  • Nguyên tắc thứ nhất: Xác định rõ mục tiêu
  • Nguyên tắc thứ hai: Thấu hiểu khách hàng
  • Nguyên tắc thứ ba: Nghiên cứu từ khóa
  • Nguyên tắc thứ tư: Hiểu rõ về đặc tính, điểm nổi bật của sản phẩm (USP – Unique Selling Point) so với sản phẩm của đối thủ

2. Các cấu trúc viết content hay

11.Cấu trúc ACCA

Công thức ACCA là cách viết content hay và sáng tạo với sự kết hợp giữa hai mục đích quảng cáo và tuyên truyền. Cấu trúc này thường được các nhãn hàng sử dụng để quảng bá những chiến dịch CSR, các sự kiện thiện nguyện với mục đích xã hội cộng đồng. Để thuyết phục người đọc, bạn cần đưa ra luận điểm với 4 nội dung:

  • Awareness (Nhận thức):  Mở đầu, bạn cần nâng cao nhận thức của người đọc bằng cách mô tả thực trạng hoặc vấn đề nào đó. Hãy thu hút sự chú ý người đọc bằng những nội dung thể hiện hậu quả của chúng trên diện rộng mà nhiều người có thể chưa biết tới.
  • Comprehension (Hiểu biết): Tiếp tục phân tích ở nhiều mức độ và khía cạnh khác nhau. Bạn có thể xoáy vào những ảnh hưởng của vấn đề trong cuộc sống. Đây là tiền đề để người đọc hình dung cụ thể hơn và khơi gợi sự quan tâm đến nội dung mà bạn đang nhắc tới.
  • Conviction (Phán quyết): Thuyết phục người đọc đi đến quyết định cần phải giải quyết vấn đề. Nếu không, nó sẽ đem lại ảnh hưởng như thế nào (sử dụng câu chuyện thực tế của những người cần giải pháp này).
  • Action (Hành động): Kêu gọi hành động, hướng dẫn người đọc click vào liên kết để tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ hoặc cung cấp Hotline để khuyến khích khách hàng liên hệ

    Ví dụ cấu trúc content ACCA

    Ví dụ cấu trúc content ACCA

12.Cấu trúc SSS 

Cấu trúc SSS hay còn được gọi là 3S được sử dụng nhiều trong Marketing bởi nó giúp khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm một cách tự nhiên nhất. Đây là cách viết content hay thường được áp dụng trong các bài PR bởi tính hiệu quả, khiến khách hàng “Đọc là mua”. Cụ thể:

  • Star – Ngôi sao: Bạn hãy sử dụng một nhân vật cụ thể, là tệp khách hàng tiềm năng hoặc một người đã trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của nhãn hàng để mang đến cảm giác thực tế, gần gũi nhất cho người đọc.
  • Story – Câu chuyện: Viết ra một câu chuyện với nội dung ấn tượng, có thể “lâm li bi đát”, khó khăn, biến cố, thăng trầm mà nhân vật ấy gặp phải, cách họ vượt qua để đạt được thành công. Tuy nhiên bạn phải viết thật chân thực và gây được sự chú ý cho người đọc. Có như vậy thì nhân vật của bạn mới thực sự tỏa sáng.
  • Solution – Giải pháp: Đây là phần mấu chốt quan trọng của bài viết. Bạn sẽ bật mí một giải pháp mà chủ thể đã làm để trải qua được nỗi lo bên trên và đạt được thành công như thời điểm hiện tại. Bạn cần đưa ra lời khuyên chân thành thay vì những câu nói mang tính thúc ép họ mua hàng.

    Ví dụ cấu trúc content SSS

    Ví dụ cấu trúc content SSS

13.Cấu trúc SCH

  • Star – Sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng: Mọi doanh nghiệp Dược đều hiểu được tầm quan trọng của các công cụ truyền thông và Marketing trong việc tiếp cận tối đa các đối tượng khách hàng. Chính vì vậy nếu chỉ sử dụng đơn lẻ một công cụ truyền thông cho một chiến dịch sẽ không mang lại được hiệu quả như mong muốn. Đó là lý do mà Truyền thông tích hợp ngành Dược (PIMC) ra đời. PIMC chính là khóa học toàn diện nhất, giúp các nhãn hàng hiểu rõ về các chiến dịch truyền thông tích hợp đa kênh ở góc độ chiến lược, từ đó tạo nên sự nhất quán trong cách truyền tải thông điệp và còn tiết kiệm chi phí.
  • Chain – Một series chứa các dữ kiện, nguồn, lợi ích, lý do: Xuyên suốt 6 buổi học, Học viện MPG sẽ giúp bạn có những kiến thức vững chắc, nắm được kỹ năng và công cụ để xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch Marketing tổng thể:

+ Giáo trình được xây dựng bài bản, mang tính tổng quát từ bước xác định mục tiêu, tìm kiếm insight, sáng tạo ý tưởng, lên chiến lược triển khai kế hoạch.

+ Phương pháp học tập khoa học: kết hợp giữa thời gian giảng dạy trên lớp, giải bài tập thực tế, vận dụng kiến thức được học để làm các case study dựa trên bài toán kinh doanh có thật và lắng nghe những nhận xét chuyên môn từ đội ngũ Huấn luyện viên giàu kinh nghiệm.

+ Cơ hội học hỏi kinh nghiệm, giải đáp những băn khoăn, nghe những chia sẻ THẬT VÀ CHẤT trên con đường sự nghiệp từ 3 HLV là các Manager/CEO đang trực tiếp làm việc tại các công ty Dược uy tín

  •  Hook – Kêu gọi hành động:  Hãy tham gia khóa học “Lập kế hoạch truyền thông tích hợp ngành Dược” để triển khai hiệu quả kế hoạch Marketing tổng thể tích hợp đa kênh ngay hôm nay!

14.Cấu trúc A FOREST

 A FOREST là cách viết content hay được sử dụng phổ biến trong các bài viết chuyên môn hoặc xây dựng nội dung cho một landing page. Với khối lượng thông tin lớn và lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, đây được coi là linh hồn mà bất kỳ trang uy tín nào cũng cần có. Công thức content này sẽ giúp quảng bá và nâng hiệu quả của các trang đích lên mức cao nhất. 

  • A – Alliteration: Đánh giá
  • F – Facts: Các dữ kiện
  • O – Opinions: Ý kiến
  • R – Repetition: Sự lặp lại
  • E – Examples: Ví dụ
  • S – Statistics: Thống kê
  • T – Threes: Nhắc thứ gì đó 3 lần để tạo ra ấn tượng và ghi nhớ để kêu gọi hành động

    Ví dụ cấu trúc content A FOREST

    Ví dụ cấu trúc content A FOREST

15.Cấu trúc PAPA

PAPA là cách viết content hay chủ yếu tập trung vào phần chứng minh. Vì vậy, nếu bạn không có đủ tự tin hoặc sản phẩm của bạn không đủ các yếu tố thuyết phục thì không nên dùng cấu trúc này.

  • Problems: Nêu ra vấn đề
  • Advantages: Lợi ích của việc giải quyết vấn đề
  • Prove: chứng minh rằng bạn có thể giải quyết nó
  • Action: Kêu gọi hành động

    Ví dụ cấu trúc content PAPA

    Ví dụ cấu trúc content PAPA

16. Cấu trúc QUEST 

  • Qualify: vạch ra một viễn cảnh
  • Understand: hiểu họ đang ở đâu (cho họ thấy)
  • Educate: hướng dẫn họ cách tốt hơn
  • Stimulate: kích thích để họ muốn có cách tốt hơn
  • Transition: chuyển đổi tới hành động cụ thể

    Ví dụ cấu trúc content QUEST

    Ví dụ cấu trúc content QUEST

17. Cấu trúc SLAP

SLAP là cách viết content hay phù hợp với những content về sản phẩm có mức giá thấp hoặc dẫn tới một hành động khác như “Download”, “Nhận coupon”.

  • Stop: Dừng các viễn cảnh
  • Look: Khiến họ chú ý (ví dụ như đọc)
  • Act: Khiến họ hành động
  • Purchase: Khiến họ mua

    Ví dụ cấu trúc content SLAP

    Ví dụ cấu trúc content SLAP

18. Cấu trúc AICP SAWN

  • Attention – Tạo sự chú ý: Đưa ra những lợi ích, hoặc phương án giải quyết vấn đề của khách hàng một cách tốt nhất, đặc tính sản phẩm
  • Interest – Tạo sự ảnh hưởng: Trả lời cho câu hỏi tại sao khách hàng phải quan tâm những gì bạn đang nói.
  • Credibility – Uy tín: Đưa ra những lý do tại sao khách hàng phải tin tưởng bạn
  • Prove –  Chứng minh: Chứng minh những điều bạn nói đến là đúng
  • Benefits – Lợi ích: Liệt kê những lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn
  • Scarcity – Tạo sự khan hiếm: Số lượng có hạn, phiên bản giới hạn…
  • Action – Hành động: Thúc đẩy khách hàng mua hàng
  • Warn – Cảnh báo: Nói với họ kết quả nếu họ hành động hoặc không hành động
  • Now – Bây giờ: Khuyến khích họ hãy thực hiện hành động ngay

    Ví dụ cấu trúc content AICP SAWN

    Ví dụ cấu trúc content AICP SAWN

19. Cấu trúc OATH

OATH là cách viết content hay tập trung vào nhu cầu của người đọc. Bạn cần biết khách hàng đang ở giai đoạn nào trong hành trình khách hàng để viết content phù hợp và mang lại hiệu quả. 4 giai đoạn bao gồm:  

  • Oblivious: Quên
  • Apathetic: Thờ ơ
  • Thinking: Suy nghĩ cân nhắc
  • Hurting: Tuyệt vọng

    Ví dụ cấu trúc content OATH

    Ví dụ cấu trúc content OATH

20. Cấu trúc 4U (Useful – Urgent – Unique – Ultra-specific) 

4U là cách viết content hay thường dành cho những đề tài nóng, diễn biến và lan truyền nhanh trên mạng xã hội. Một cách thông minh để “đi tắt đón đầu” những hot trend hoặc thông tin có tính chất thời sự trong nội dung truyền tải:

Một nội dung 4U có thể như sau: “Cùng với sắt và DHA, canxi là cũng là một vi chất cần thiết phải bổ sung trong thai kỳ. Bởi bên cạnh tác dụng hỗ trợ sự phát triển xương răng của thai nhi, canxi còn giúp bà bầu phòng ngừa loãng xương sớm và giảm nguy cơ mắc biến chứng tiền sản giật. Vậy Canxi cho bà bầu uống khi nào để phát huy trọn vẹn những tác dụng nêu trên? Bài viết dưới đây của Aplicaps sẽ tư vấn cho mẹ thời điểm uống tối ưu nhất và các lưu ý khi sử dụng Canxi trong thai kỳ.” Nguồn tham khảo: https://aplicaps.vn/canxi-cho-ba-bau-uong-khi-nao/

  • Useful – Hữu dụng: Tạo được giá trị cho người đọc
  • Urgent – Cấp bách: Tạo cảm giác cấp bách cho người đọc
  • Unique – Độc nhất: Truyền đạt ý tưởng để đưa ra lợi ích một cách độc đáo nhất, có thể là bài phỏng vấn độc quyền 1 người nổi tiếng nào đó
  • Ultra-specific: Rất cụ thể. Diễn đạt những điều trên một cách cụ thể, chân thực nhất

    Ví dụ cấu trúc content 4U

    Ví dụ cấu trúc content 4U

Tạm kết

Như vậy, có rất nhiều cách viết content hay, nếu bạn chọn đúng công thức áp dụng cho bài viết của mình thì bạn sẽ rút ngắn được hành trình đưa sản phẩm đến khách hàng. Hi vọng, 20 cấu trúc content mà MPG Academy chia sẻ sẽ giúp ích được cho quá trình tiếp thị sản phẩm của bạn.

Bạn có thể tham khảo khóa học Content Dược: Viết đúng, trúng insight để hiểu rõ về cách viết content marketing ngành Dược, từ đó nắm được quy trình và cách xây dựng nội dung hiệu quả cho nhãn hàng Dược phẩm. Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu thêm về marketing dược, hãy truy cập tại đây, hoặc liên hệ hotline 0342.966.766. nhé!

Cùng chuyên mục