0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

10 cách đặt tên sản phẩm cho thương hiệu Dược

Ảnh hồ sơ
Hiền Ng
15/10/2021

Hiện nay có quá nhiều sản phẩm mới ra mắt nên để tìm ra một cái tên mới đáp ứng tất cả các tiêu chí là điều vô cùng khó khăn, hơn nữa việc đặt tên sản phẩm lại là điểm yếu của Dược sĩ, cũng như các công ty Dược, vì chủ yếu dành chất xám tập trung vào nghiên cứu công nghệ, thành phần, chất lượng, mà chưa quan tâm nhiều đến tên thương hiệu hay thiết kế bao bì sản phẩm sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu, nhưng cũng không dễ bị nhái theo.

Khi nghĩ ra một tên sản phẩm mới, bạn cần nghiên cứu, lập kế hoạch, sau đó thử nghiệm trước khi tung ra thị trường.

Bởi vì tên sản phẩm cần phải phù hợp với tên thương hiệu của Doanh nghiệp, tên cũng cần phải đáng nhớ, dễ tìm thấy (đặc biệt là trên các công cụ tìm kiếm), độc đáo, dễ hiểu và phù hợp.

1. Tên sản phẩm phải đảm bảo các tiêu chí

  • Tên sản phẩm cần phù hợp với tính cách thương hiệu và chiến lược tổng thể.
  • Tên sản phẩm cần gây được tiếng vang với khách hàng tiềm năng, gợi lên cảm giác, nhận thức hoặc ấn tượng.
  • Tên sản phẩm phải dễ dàng tìm thấy trên trực tuyến, nếu không thể tìm kiếm được coi như sản phẩm đó đã chết.
  • Tên sản phẩm nên nổi bật và khác biệt nhưng không cần quá phức tạp.
  • Đừng bị cám dỗ sử dụng mốt mới nhất làm nguồn cảm hứng cho tên sản phẩm mới. Hãy tự hỏi bản thân, “liệu cái tên này có ý nghĩa với mọi người trong 20 năm nữa không?”
  • Sẽ là tốt nhất khi bạn chọn được một cái tên sản phẩm, mà bất cứ khách hàng nào, ở tầng lớp hay độ tuổi nào, đều có thể nhớ ngay lập tức. 
  • Tên sản phẩm không nên quá khó để đánh vần hoặc phát âm, nếu không, mọi người sẽ rất khó tìm ra và nói về sản phẩm.
  • Ưu tiên chọn tên có ý nghĩa, tên sản phẩm có thể gợi liên tưởng được đến bệnh càng tốt.
  • Nên chọn tên sản phẩm cần bảo hộ được và có sẵn tên miền.

Ví dụ một số tên như Dạ hương, Bảo Thanh, An trĩ vương, Bảo xuân, Boganic, Tottri sẽ dễ được khách hàng ghi nhớ hơn so với cái tên Nattoenzym quá khó đọc, khó viết.

2. Một số cách đặt tên sản phẩm trong ngành Dược

2.1 Đặt tên Hán Việt

Đặt tên Hán Việt sẽ là tổ hợp từ 2 hoặc 3 âm tiết. Cách đặt tên này thường có thể lựa chọn âm tiết theo công dụng của sản phẩm hoặc sử dụng tên bộ phận được sản phẩm tác động đến.

Ví dụ:

Ích Thận Vương (thận), Tràng Phục Linh (đại tràng), Ích Tâm Khang (tim mạch), Kim Đởm Khang (gan mật), Sắc Ngọc Khang(…

Một số từ hay được ghép thành tên sản phẩm hán việt như: Đơn, Hoàng, Khang, Kim, Linh, Vương.

Tuy nhiên với tốc độ phát triển của thực phẩm chức năng hiện nay, ngân hàng tên Hán Việt không còn nhiều, và việc bảo hộ cũng khó khăn hơn. 

 

2.2 Đặt tên sản phẩm Dược theo thành phần chính

  • Bằng tiếng Anh

Cách đặt tên theo thành phần chính bằng tên tiếng anh đang dần phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên đối với một số khách hàng, tên sản phẩm này không dễ đọng lại trong trí nhớ của họ.

Ví dụ: CurmaGold, Ginkgo Plus, Nattospes,…

  • Bằng tiếng Việt

Một số doanh nghiệp Dược chọn đặt tên cho sản phẩm theo thành phần chính tuy nhiên lại chọn bằng tên tiếng việt. Điều này sẽ giúp tiếp cận được nhiều hơn tới khách hàng, đặc biệt là khách hàng trung tuổi.

Ví dụ: Hà Thủ Ô (của Traphaco), Diệp Hạ Châu (BVP), Su bạc,…

2.3 Đặt theo tên bệnh bằng tiếng anh

Đặt tên theo bệnh bằng tiếng anh không quá phổ biến tại Việt Nam. Lý do tác động nhiều nhất có lẽ vì cách này sử dụng tên bằng tiếng anh, đặc biệt lại là tên bệnh nên gây khó đọc, khó nhớ đối với khách hàng.

Ví dụ: Night Queen, Cebraton, Maxxhair,…

2.4 Đặt tên sản phẩm Dược có chứa đối tượng dùng

Tên có chứa đối tượng dùng giúp khách hàng mục tiêu dễ dàng nhận ra sản phẩm có phù hợp với nhu cầu mình đang cần không.

Ví dụ: LucaKid, An giấc nữ (Tuệ Đức),…

2.5 Đặt tên theo ưu điểm của công nghệ sản xuất

Khi đặt tên theo công nghệ sản xuất giúp khách hàng dễ dàng biết được ưu điểm của sản phẩm Doanh nghiệp bạn hơn so với đối thủ, mà không cần phải Pr hay quảng cáo.

Ví dụ: Nano Curcumin, Nano bạc…

sanpham-duoc

Đặt tên chứa công nghệ sản xuất sản phẩm

2.6 Đặt tên sản phẩm Dược chứa dạng bào chế

Cách đặt tên chứa dạng bào chế hiện chưa quá phổ biến đối với các sản phẩm của Việt Nam, chủ yếu hay gặp đặt tên chứa dạng bào chế siro, cốm hoặc gặp nhiều hơn với các sản phẩm nhập khẩu.

Ví dụ: Spacaps (Spa: làm đẹp và Capsule: viên nang),…

2.7 Đặt tên tiếng việt viết liền không dấu

Đây là cách đặt tên tiếng việt viết liền, không dấu khá hay, giúp người đọc có thể hiểu được nhưng lại vẫn độc đáo, không quá nhạt nhòa.

Ví dụ: Tottri, Boganic, Antrinano, Anvitra,…

2.8 Đặt tên sản phẩm Dược ngắn gọn dễ nhớ

Cách đặt tên ngắn gọn giúp người đọc dễ nhớ, tuy nhiên khi chọn tên cần chú ý các tên phải bảo hộ được và có sẵn tên miền. Ngoài ra, khi tìm kiếm cũng phải dễ dàng thấy được sản phẩm của bạn.

Ví dụ: Jex, Lic, Qik,…

ten-san-pham-qik

Tên sản phẩm ngắn, giúp dễ nhớ

2.9 Đặt tên theo thương hiệu chỉ khác nhau với từng sản phẩm

Đây là cách được nhiều doanh nghiệp dược lớn trong nước áp dụng. Cách này giúp khách hàng nhớ được tên của cả doanh nghiệp và sản phẩm. Đặc biệt, đối với những sản phẩm mới ra mắt, cách đặt tên này giúp độ nhận diện của sản phẩm được cao hơn, giúp khách hàng thân thiết với thương hiệu dễ tiếp cận hơn.

Ví dụ: Sản phẩm của công ty Dược Nhất Nhất: Hoạt huyết Nhất nhất, Đại Tràng Nhất Nhất, Xương khớp Nhất Nhất,…

Sản phẩm của công ty Dược Nam Dược: Thuốc ho Nam Dược, Hoạt huyết Nam Dược, An thần Nam Dược,…

Sản phẩm của công ty Dược Nam Hà: Bổ phế Nam Hà, Tiêu độc Nam Hà, Phong thấp Nam Hà,…

san-pham-nhat-nhat

Cách đặt tên chứa tên thương hiệu Dược chỉ khác tên sản phẩm

2.10 Đặt tên thể hiện được công dụng của sản phẩm Dược

Đặt tên thể hiện được công dụng sản phẩm khách hàng dễ nhớ, dễ tìm và dễ mua.

Ví dụ: Siro ăn ngon, Bổ thận PV, Giải độc gan (Tuệ Linh), Boni-Smok (Giúp bỏ thuốc lá),…

Hy vọng qua thông tin hữu ích trên giúp bạn hiểu được rõ hơn về tầm quan trọng của việc đặt tên sản phẩm và biết cách lựa chọn tên sản phẩm phù hợp.

Cùng chuyên mục